Anzac Day 2017: Việt Nam không cho phép tổ chức tưởng niệm chính thức ở Long Tân

Australian soldiers at Long Tan Cross

Australian soldiers at Long Tan Cross Source: RSL Australia

Theo Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, chính quyền Việt Nam đã từ chối dỡ bỏ lệnh cấm tổ chức các hoạt động tưởng niệm chính thức ở Thập tự giá Long Tân, được đưa ra hồi tháng 8 năm ngoái, trong đó bao gồm cả việc tưởng niệm nhân dịp Anzac Day 2017.


Ngày 25/4 là ngày tưởng nhớ đến trận đổ bộ vào Gallipoli Thổ Nhĩ Kỳ, thời đệ nhất thế chiến năm 1915, và sau này ngày 25/4 được coi là ngày suy tưởng về ý nghĩa của chiến tranh và vinh danh tri ân những người đã phục vụ đất nước Úc.
"Chúng ta đã đưa người đến đó để chiến đấu ở bất cứ nơi nào và họ đã chiến đấu hết khả năng của mình, họ là những người đại diện của chúng ta và chúng ta nên tôn trọng điều đó," Martin Stuart-Fox, Giáo sư khoa Lịch sử ĐH Queensland
Dự kiến trong ánh sáng rực rỡ của buổi hừng đông ngay tại vùng Đông Nam Á, hàng ngàn người sẽ tập trung tại nơi đây vào các ngày tưởng niệm Anzac Day.

Chính quyền tiếp tục nói "không" với cựu binh Úc muốn tổ chức tưởng niệm ở Long Tân

Theo Skynews, các quan chức Úc cho biết Việt Nam đã từ chối dỡ bỏ lệnh cấm các nghi lễ chính thức diễn ra tại Long Tân ở Vũng Tàu, và tiếp tục áp dụng lệnh này theo quyết định bất ngờ được chính quyền Việt Nam đưa ra kể từ tháng 8 năm ngoái.

Còn nhớ Lệnh cấm này đã có hiệu lực chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi lễ kỷ niệm 50 năm trận Long Tân theo kế hoạch tổ chức hồi tháng 8 năm ngoái.

Một thông báo trên trang mạng của lãnh sự quán Úc cho biết Việt Nam đã từ chối cho phép kỷ niệm chính thức tại khu vực Long Tân, bao gồm Anzac Day 2017.

Thay vào đó, chính quyền Việt Nam sẽ cho phép "các nhóm nhỏ" và đi theo kiểu cá nhân từng người đến khu vực Long Tân, nhưng tuyệt đối không có sự có mặt của giới truyền thông.

Trả lời phỏng vấn SBS, ông Nguyễn Thế Phong - Phó Chủ tịch CĐNVTD Liên bang Úc châu cho rằng, mặc dù vẫn tiếp tục nhận các khoản viện trợ hàng tỷ đô la từ chính phủ Úc trong hàng chục năm qua, nhưng có vẻ chính quyền trong nước chưa bỏ qua quá khứ chiến tranh. 

"Những nguời cựu binh Úc đã ở tuổi xưa nay hiếm, giờ đây chỉ muốn trở về Long Tân để tưởng nhớ bên những nấm mồ đồng đội chứ không vì mục đích gì khác, nhưng họ bị khước từ," ông Phong nói.

Trận Long Tân và người binh sĩ Úc 

Trong trận chiến vào ngày 18 tháng 8 năm 1966 tại Long Tân, lực lượng Úc với quân số rất ít ỏi 108 so với khoảng 1500 đến 2500 quân Bắc Việt để đập tan rất nhiều cuộc tấn công của Cộng sản Bắc Việt, kết quả là 18 lính Úc hy sinh và 24 bị thương.

Theo truyền thống thì các cựu binh Úc muốn trở lại nơi các đồng đội ngã xuống chỉ đến nhớ về họ, nhưng các quan chức Việt Nam đã chỉ trích người Úc trong các buổi lễ Anzac vào năm ngoái khi họ thấy có đến 1000 người đã tới khu vực Long Tân.

Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Carl Thayer thuộc Đại học NSW, các báo cáo về hoạt động của người Úc và đám đông đó có vẻ đã vượt quá mức cho phép công khai của Việt Nam.

Còn tại những nơi khác, lễ hừng đông và tưởng niệm nhân dịp Anzac Day năm nay sẽ diễn ra tại các nghĩa trang và tòa đại sứ Úc và New Zealand trong toàn khu vực Đông Nam Á.

Các sự kiện tưởng niệm Anzac Day ở Đông Nam Á

Tại Thái Lan, khoảng 1000 người đã tham gia lễ hừng đông ở nhà tưởng niệm dọc theo tuyến đường sắt chết chóc trong đệ nhị thế chiến Konyu Cutting,  trong đó có những người năm nay ở tuổi bách niên.

Theo Skynews, phải kể đến các cựu binh Úc từng bị cầm tù, Harold Martin, năm nay 100 tuổi và Neil MacPherson, 94 tuổi, cả hai người từng làm việc trên tuyến đường sắt này trong chiến tranh.

Tại Singapore, các buổi lễ tưởng niệm diễn ra ở nghĩa trang của Tượng đài chiến tranh Kranji, nơi hàng ngàn người Úc phải chịu đựng khổ đâu trong trại nổi tiếng Changi PoW. Nhiều người ở Changi đã bị chuyển tới Thái Lan để làm việc trên truyến Đường sắt Chết chóc.

Tại Malaysia, tâm điểm của Lễ hừng đông là ở đài tưởng niệm chiến tranh Sandakan của bang Sabah được xây dựng trên khu vực của trại PoW trong Thế chiến II.

Các buổi lễ khác sẽ được tổ chức tại Philippines, Myanmar, Lào và Kuala Lumpur, Malaysia.

Theo ông Martin Stuart-Fox, giáo sư danh dự khoa lịch sử Đại học Queensland, các cuộc xung đột được các chính trị gia kêu gọi, nhưng những người bình thường chịu đau khổ.

"Chúng ta đã đưa người đến đó để chiến đấu ở bất cứ nơi nào và họ đã chiến đấu hết khả năng của mình, họ là những người đại diện của chúng ta và chúng ta nên tôn trọng điều đó," ông Stuart-Fox nói với AAP.


 


Share