Anh trao trả lại một số hiện vật linh thiêng lại cho người Thổ dân

Two indigenous men holding two boxes from manchester museum in the UK

Gangalidda-Garawa First Nations received a number of cultural artefacts from the Manchester Museum on Tuesday Source: NITV News

Bảo tàng Manchester ở Anh đã trao trả lại 45 hiện vật được lấy từ Úc hơn một trăm năm trước. Đây là lần đầu tiên ở Anh và lần thứ hai trên thế giới trao trả lại các cổ vật Thổ dân về lại Úc.


Một phái đoàn bản người Thổ Dân đã đến thăm Bảo tàng Manchester ở miền Bắc nước Anh để nhận lại các cổ vật nghi lễ thiêng liêng vốn được đưa tới Anh vào đầu thế kỷ 20.

Mangubadijarri Yanner, một người thuộc tộc Gangalidda và là phát ngôn viên của Gangalidda Garawa và Hiệp Hội Thổ dân Bản xứ (Native Title Aboriginal Corporation) cho biết, ông đã trải qua những cảm xúc sâu sắc khi lần đầu tiên nhìn thấy các vật thể được đóng gói để chuyển về lại Úc.

"Vâng, đó là một khoảnh khắc rất mạnh mẽ và đầy cảm xúc cho chúng tôi cũng như cho những người đi cùng chúng tôi. Tôi tin rằng việc hồi hương các hiện vật di sản văn hóa thiêng liêng là một bước quan trọng và cần thiết để chữa lành và hòa giải giữa những người chúng ta trong công chúng và trong cộng đồng của chúng tôi cũng như giữa một số đông chúng tôi với chính phủ tiểu bang và thuộc địa."

Uncle Donald Bob là một trưởng thượng thuộc tộc Garawa đồng ý rằng việc nhìn thấy lại nhưng di vật được trả này đã khuấy động tâmt ư tình cảm ông mạnh mẽ.

"Nó giống như là một cơn chấn động khi nhìn thấy những đồ vật này từ bên kia thế giới, đến một nơi rất to lớn như thế này và được xem ngắm xem hàng ngày trong các trường đại học. "

Stephen Welsh là người phụ trách Văn hóa sống ở Bảo tàng Manchester và nói rằng bộ sưu tập hiện vật này là "sản phẩm của đế chế Anh".

Ông nói rằng tất cả mọi người từ Bảo tàng Manchester đều nhiệt tình trong việc vận động để trao trả lại các hiện vật nhằm mang đến sự hiểu biết tốt hơn .

"Đó là một phần công việc chúng tôi làm, về việc cố gắng hòa nhập hết mức có thể, và quan tâm - không chỉ chăm sóc các bộ sưu tập - ở nơi chúng được trưng bày và cả ở nơi chúng thuộc về, mà còn quan tâm đến con người. Có những cuộc trao đổi về lịch sử của các hiện vật, chúng tôi xem xét nó trong hệ thống lưu trữ của chúng tôi, thực hiện sự tham gia của cộng đồng từ phía các bạn. Đó là những công việc đầy hứng thú, nhưng trong tâm trí chúng ta, luôn luôn nghĩ đến vấn đề nguồn gốc của các hiện vật, nơi chúng thuộc về, chúng thuộc về nơi nào, và tìm cách biến điều đó thành hiện thực."

Sự trở lại của các vật thể đánh dấu kỷ niệm 250 năm chuyến đi đầu tiên của Thuyền trưởng Cook tới Úc và Thái Bình Dương vào năm 1770.

Craig Ritchie là Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Thổ dân và dân đảo Torres Strait người đã nghiên cứu về các vật phẩm của di sản văn hóa thổ dân lưu lạc trong các tổ chức ở nước ngoài.

Sau đó ông làm việc với các chủ sở hữu truyền thống và cộng đồng địa phương để hỏi họ muốn làm gì đối với các hiện vật này.

Ông nói rằng việc Manchester trao trả lại các hiện vật là một ý tưởng đã đến lúc:

"Trong 250 năm qua, chính xác là bắt đầu vào ngày 29 tháng 4 năm 1770, các vật phẩm trong văn hóa vật thể của chúng tôi đã bị những người đàn ông ở ngoài khõi Endeavour, trên con tàu của thuyền trýởng Cook lấy đem đi. Vì vậy các hiện vật, các di sản văn hóa của chúng tôi tính ra đã được đưa ra khỏi Úc suốt 250 năm và đến nay là thời điểm kỷ niệm sắp diễn ra ở Úc. Chúng tôi đang trong quá trình để nhận lại một số lượng đáng kể các hiện vật đó của người Thổ dân và dân Đảo eo biển Torres quay trở về lại nơi chúng ra đi, và điều này thực sự quan trọng"

Ông nói rằng những vật phẩm này đang quay trở lại với các chủ sở hữu truyền thống và chúng sẽ được đem vào sử dụng cho mục đích mà chúng được tạo ra ngay từ đầu, thay vì để chưng trong hộp kính trong bảo tàng.

Mangubadijarri Yanner cho biết

"Các hiện vật này sẽ được đưa trở về nước và được cộng đồng và bộ tộc của chúng tôi đón nhận vào ngày 16 tháng 12. Một buổi lễ chào mừng sự trở về sẽ được tổ chức. Các hiện vật sẽ tiếp tục được sử dụng như trước khi chúng được lấy đi từ chúng tôi. Bởi vì hiện nay chúng vẫn được sử dụng trong các buổi nghi lễ và những hoạt động văn hóa thiêng liêng quan trọng trong đời sống và trong cộng đồng chúng tôi."

AIATSIS đã nói chuyện với hơn 43 bảo tàng Anh có ưu giữ những cổ vật như vậy, bao gồm Bảo tàng Anh và Bảo tàng Victoria và Albert ở London.

Những nơi này đã xác định được ít nhất 32.000 hiện vật bản địa Úc thiêng liêng - nhiều hiện vật không được trưng bày mà cất vào trong kho.

Craig Ritchie nói rằng sự giao trả trở lại của những hiện vật thể này đánh dấu sự thừa nhận ngày càng tăng về lịch sử bản địa của Úc, một lịch sử có hàng chục ngàn năm tuổi.

"Giá trị của văn hóa và di sản của chúng tôi, những câu chuyện và truyền thống của chúng tôi cuối cùng cũng đã dần được công nhận. Bởi vì không có bất kỳ tổ chức nào mà chúng tôi đã làm việc cho đến nay cho rằng đây chỉ là sự tò mò, hoặc kiểu nhý những vật lạ lùng này sẽ được trả lại cho ngýời Thổ dân'. Không có gì như vậy cả, mà đó là một cam kết rất nghiêm túc, không chỉ với các hiện vật mà cả kiến thức của chúng tôi về những hiện vật đó, và xung quanh những hiện vật đó"

Uncle Donald Bob nói điều này có một ý nghiã quan trọng với người Gungalidda.

"Bạn luôn nghĩ về nơi mà từ đó nó được đưa đi, một ngôi nhà xa xôi, và là một chặng đường dài. Và đối với người Gungalidda, đó là một điều vô cùng ý nghĩa và quan trọng khi nhận lại các hiện vật thiêng liêng của họ."

Manchester Museum là bảo tàng đầu tiên ơ Anh và thứ 2 trên thế giới giao trả lại những đồ hiện vật Thổ dân theo chương trình của AIATSIS.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share