Ông Kevin Silburn là một trong nhóm các giáo chức được tuyển chọn, trong việc đẩy mạnh các phương pháp thực hành trong việc học tập.
Ông Kevin Silburn, là người đứng đầu các giáo viên về môn khoa học, tại trường trung học Casula ở miền tây Sydney.
Ông đã được đề cử nhận giải thưởng Giáo Viên Xuất sắc Toàn cầu, của Hiệp hội Varkey có trụ sở tại Luân đôn, Anh quốc.
Trong số 20 ngàn ứng viên trên khắp thế giới, ông Silburn đã được chọn vào nhóm 10 người đứng đầu.
"Được vào trong nhóm 10 người hàng đầu, hoặc ngay cả thuộc nhóm 50 người đứng đầu trên khắp thế giới đi nữa, đó vẫn là một kinh nghiệm tuyệt vời".
6 năm trước, ông Silburn bắt đầu một chương trình được gọi là i-STEM, nhằm cung cấp các cơ hội thực tế cho các sinh viên, có khả năng trong các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học.
Nay chương trình nói trên, mang tính chất đa quốc gia.
Ông hy vọng sẽ tiếp tục chia sẻ cách thức giảng dạy của mình, với các trường học thuộc các khu vực bị thiệt thòi.
"Một chuyện tôi hy vọng sẽ thực hiện, là tiếp tục công việc đang làm tại Ấn độ, với một số trường học và việc huấn luyện giáo chức ở đó, cũng như tìm cách chắc chắn rằng việc nầy sẽ thực sự lan rộng, không chỉ tại Ấn mà ra cả thế giới".
Ông là một trong số các giáo chức người Úc giúp đỡ các học sinh, qua những hệ thống độc đáo mới.
Giáo viên dạy toán là Eddie Woo, đã nhận được hơn 30 ngàn người ghi danh, trong hệ thống trên trang mạng có tên là 'Woo Tube' của ông.
Ông cho chương trình Insight của đài SBS biết rằng, có nhiều điều để dạy toán hơn là các phương trình trên một trang giấy.
"Nhiều người nghĩ đến các con số hay những hình thể và chúng có ở đó, thế nhưng thực sự đó là chuyện người ta tìm cách nắm bắt thế giới chung quanh chúng ta, và đó là lý do vì sao đây là con đường được vạch ra như vậy. Ngoài ra, việc liên kết với mọi người và mang họ vào chuyến hành trình đó, thì quả là chuyện tuyệt vời vô tận".
"Nếu một sinh viên chịu dấn thân và yêu thích những gì họ làm, thì đó là họ đang học hỏi", ông Ken Silbert.
Một học sinh của ông Woo là cô Emily Shakespear nói rằng, phương pháp giảng dạy của thầy đã thay đổi cách suy nghĩ của cô về môn toán.
"Tôi nghĩ tôi không có đầu óc về toán học, do môn nầy chẳng hề có ý nghĩ chi đối với tôi, do đó tôi chán ngấy khi học toán, thế nhưng ông ta như một vị thầy dạy toán đầu tiên, để giải thích cho tôi những điều tôi chưa từng biết tại sao phải làm như vậy, quí vị thấy đó và toán học mang lại ý nghĩa cho tôi".
Cô giáo Suzy Urbaniak dạy về khoa học và địa lý cho chương trình Insight biết rằng, cần có sự liên kết mạnh mẽ giữa lớp học và thế giới thực tại.
"Đó không phải là việc học tập về những gì đã 'cho toa' sẵn, không phải về chuyện đề ra các thử nghiệm, cũng như không làm bài tập trong sách giáo khoa do tôi không làm bài tập bao giờ, thế nhưng đó là các kinh nghiệm học hỏi xác thực, khi học lý thuyết trong sách vở và áp dụng trong hoàn cảnh thực tế".
Cựu học sinh của cô là anh Denzyl Moncrieff hiện đang học, để trở thành một nhà khoa học chuyên về địa lý. Anh nầy cho biết, nhờ có cô giáo Urbaniak giúp đỡ hồi học lớp 10 về môn khoa học, việc nầy đã thực sự thay đổi cuộc đời của anh.
"Việc đó khiến tôi cảm thấy phấn khởi về việc học tập trở lại, nó khiến tôi cảm thấy vị thầy giáo là một người bạn, có thể giúp đỡ tôi thêm một chút, khiến tôi cảm thấy vui sướng. Chuyện nầy cũng giống như, tôi đã không được thoải mái trong một thời gian dài".
Với việc giảng dạy theo cách từ chương ngày càng sụt giảm, các học sinh Úc hiện có trình độ quốc tế và ông Ken Silburn cho rằng kiểu mẫu giảng dạy thực tế, có thể là chìa khóa cho sự thành công trong lớp học.
"Nếu một sinh viên chịu dấn thân và yêu thích những gì họ làm, thì đó là họ đang học hỏi".