Ngân sách dành để hỗ trợ nhân lực trong guồng máy sản xuất và kinh tế Úc gọi chung là kế sách JobKeeper (JobKeeper scheme) trị giá 130 tỷ dollars.
Số tiền này được dành để cung cấp cho các cơ sở doanh nghiệp trả lương cho người lao động mất việc trong mùa dịch bệnh với số tiền là $1500 cho một fortnight hai tuần lễ cho mỗi đầu lương và kéo dài trong sáu tháng.
Ước tính có khoản 6 triệu người Úc sẽ nhận được khoản trợ cấp này.
Dù vậy thì theo như các nghiệp đoàn cho biết vẫn còn khoản 2.2 triệu nhân công khác sẽ không đủ tiêu chuẩn để nhận được khoản tài trợ này từ JobKeeper scheme.
JobKeeper trả cho người chủ doanh nghiệp để họ trả cho công nhân nhằm giữ chân người làm trong mùa dịch bệnh để sau dịch là mọi người có thể quay lại làm việc ngay mà không phải mất thời gian đi xin lại hay tuyển dụng lại.
Tổng thư ký của Hội Đồng các Nghiệp Đoàn Thương Mại Úc gọi tắt là ACTU (Australian Council of Trade Unions) bà Sally McManus nói các nhân viên làm việc thời vụ không cố định một chổ làm trong thời gian 12 tháng gần nhất sẽ không nhận được khoản tiền trợ cấp này từ người thuê mướn họ.
“Vấn đề tôi muốn chỉ ra trong hệ thống việc làm ở Úc là chúng ta có quá nhiều những công việc làm không cố định. Khi đại dịch xảy ra những lỗ hổng này bộc lộ. Chính phủ đưa ra một gói cứu trợ người lao động nhưng không thể bao trùm hết cho cả những người là việc công nhật và điều đó cho thấy ngay lúc này. Với những người không có việc làm ổn định, họ là những người bị ảnh hưởng rõ ràng nhất.”
Bà nói những người biểu diễn làm trong ngành giải trí cũng bị ảnh hưởng và thiệt thòi.
Trong khi có một số những người lao động công nhật hay casuals có được việc làm cố định trong 12 tháng có thể tiếp cận được nguồn tiền trợ cấp từ quỷ Jobkeeper thì nhiều người trong ngành giải trí không có được cơ hội này.
“Hiện tại có đến 1.1 triệu người làm việc công nhật casuals không đủ điều kiện để có thể tiếp cận được với nguồn trợ cấp Jobsekers. Nhiều người trong số các nhân công làm việc casual này thu nhập họ lúc chưa xảy ra dịch thật ra còn nhiều số tiền $1500 cho mỗi hai tuần lễ hay một fortnight. Khi mà họ không thể nhận được trợ cấp từ Jobsekers thì rõ rang họ bị ảnh hưởng nhiều đến đời sống của họ.”
Hội Đồng các Nghiệp Đoàn Thương Mại Úc ACTU nói hiện tại các chủ doanh nghiệp không bị bắt buộc phải tham gia vào chương trình JobKeeper.
Tuy nhiên những chủ doanh nghiệp nào đã đăng ký tham gia nhận hỗ nhân công trả lương qua JobKeeper thì phải tuân thủ chuyển số tiền này vào tài khoản người nhận lương như là một cách hỗ trợ thêm lương bất kể người công nhân đó vẫn đang làm việc hay đang ở nhà.
Tất cả những người làm việc toàn thời gian hay bán thời gian đều được nhận trợ cấp.
Các công nhân làm công nhật có thời gian làm việc tại một nơi trong 12 tháng, những người làm theo hợp đồng hay còn gọi là sole traders và những công nhân đến từ New Zealanders nắm visa 444 cũng đủ điều kiện để nhận được trợ cấp JobKeeper.
Lãnh đạo phe đối lập ông Anthony Albanese nói ông ông cố gắng để đem lại những thay đổi nhằm quỹ hỗ trợ công nhân JobKeekers có thể bao gồm nhiều thành phần lao động.
“Chúng tôi quan tâm đến những người làm việc thời vụ với công việc làm không ổn định. Chúng tôi quan tâm đến những người làm trong những ngành nghề đặc thù như ngành giải trí, nghệ thuật. Những người này không được hưởng sự trợ cấp từ quỹ hỗ trợ việc làm JobSeekers. Tuy vậy, thì về cơ bản nói chung chúng tôi cũng thấy đây là một bước tiến.”
Ông Albanese đồng ý với ý kiến cho rằng những người nắm visa tạm thời nên quay về nước.
Tuy nhiên ông cũng nhận thấy rằng một số không có vé máy bay và một số bị khó khăn do lệnh đóng cửa biên giới từ nước họ thì việc quay về là không thể.
“Chúng tôi đã nêu lên tại quốc hội và chúng tôi sẽ tiếp tục đưa những vấn đề này lên để những khoản trống được xem xét. Bởi lẽ, có những người đơn giản là họ không theo kịp với những diễn biến của tình hình dịch bệnh.”
Tổng trưởng Ngân Khố Josh Frydenberg cũng đã thận trọng xem xét việc có thể mở rộng chương trình quỹ JobKeeper tới một số thành phần, và Lao động đang có kế hoạch để thúc đẩy ông thực hiện việc mở rộng nó.
Những chủ doanh nghiệp nào có doanh thu hàng năm một tỷ dollars trở lên sẽ được yêu cầu trưng ra bằng chứng cho thấy họ bị thất thu từ 50% trở lên để được tiếp cận vào chương trình hỗ trợ JobKeeper.
Những doanh nghiệp nhỏ hơn doanh thu dưới một tỷ đô thì cần phải trưng ra bằng chứng cho thấy họ bị thất thu ít nhất là từ 30% trở lên kể từ ngày 1/3 trong ít nhất một tháng để nhận được sự hỗ trợ.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Victoria (Victorian Chamber of Commerce and Industry) nói rằng đã có 700,000 doanh nghiệp đăng ký nhận trợ cấp từ chương trình.
Tuy nhiện Hội đồng Các Doanh nhiệp nhỏ (Council of Small Business) nói các công ty vẫn còn bối rối về gói hỗ trợ này. cũng như cách làm thế nào để tiết kiệm chi tiêu và trả tiền cho nhân công.
Giám đốc điều hành của Hội đồng Các Doanh nhiệp nhỏ là Peter Strong đang kêu gọi các chủ doanh nghiệp cùng liên kết lại với các nhân viên của mình.
Ông Strong bày tỏ sự ủng hộ thời gian 6 tháng mà JobKeeper scheme đưa ra.
“Đó là một quyết định rất đúng lúc và rất can đảm trong lúc này. Nó thật sự hữu ích cho người lao động và thật hay là nó đã dành hẳn 6 tháng thay vì 3 tháng trong việc hỗ trợ. Khi mà việc hỗ trợ nguồn lực kinh tế được làm sớm trong một khoản thời gian đủ để hồi phục thì chúng ta tiết kiệm được rât nhiều công sức và thời gian khi cần phải vực dậy.”
Tuy nhiên ông cũng nhắc nhở các doanh nghiệp rằng nên chuẩn bị sẳn sàng cho việc mở cửa hoạt động lại bằng cách tận dụng cơ hội này để huấn luyện và học tập qua các chương trình online và những cách mà họ có thể nghĩ ra, để khi quay lại làm thì họ có thể có những sự làm mới rât tốt cho công việc của mình.
“Chúng ta không thể sản xuất hay kinh doanh thì có thể học hành hay tự hoàn thiện mình. Hãy nghĩ đến việc nâng cao khả năng tay nghề nó giúp chúng ta bận rộn và trao dồi hơn là ù lì ở nhà rồi ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần. Cũng có thể phân công thay phiên nhau tới văn phòng, cơ sở của mình để sắp xếp lại hàng hoá, làm vệ sinh. Những việc đó giúp bạn ra ngoài và vận động, miễn nó an toàn và không vi phạm quy định tụ tập đông người.”
Và các cơ sở từ thiện nếu như họ chứng minh mình bị thất thu ít nhất là 15% thì họ cũng có thể được tiếp cận với quỹ hỗ trợ để trả cho nhân viên.
Tuy nhiên một sơ sở của công ty Kế hoạch Quốc Tế (Plan International) nói rằng những tổ chức cứu trợ trong mùa dịch bệnh cần sự hỗ trợ ngắn hạn để có thể tồn tại.
Chính phủ liên bang nói các tổ chức phi lợi nhuận sẽ được quyền truy cập quỹ hỗ trợ mà quốc hội đã thông qua.
Ngoài các chủ doanh nghiệp thì các đối tác (partnerships), các quỹ tín thác (trusts) và những người làm qua hợp đồng (sole traders) đang gặp khó khăn trong mùa dịch cũng được quyền tham gia vào chương trình hỗ trợ.
Những cá nhân làm việc cho mình (self-employed) cũng vậy có quyền đăng ký để nhận hỗ trợ từ JobKeeper.
Số tiền từ quỹ này dự tính sẽ được chuyển vào tài khoản người nhận bắt đầu từ tháng 5 và thời gian trả tiền sẽ tính ngược từ ngày 1/3.
Với một số người đang không biết làm thế nào để sống sót cho đến tháng 4 thì cũng có một số nơi để hỗ trợ họ.
Các đầu bếp học việc từ Học việc giáo dục thành phố Melbourne (Melbourne City Institute of Education) đang tình nguyện sử dụng khả năng nấu nướng của mình để nấu cho các sinh viên quốc tế của trường.
Gary Coonar là một học viên của trường nói, các đầu bếp học việc bị mất việc tại các nhà hàng khách sạn trong mùa dịch đã sử dụng khả năng nấu nướng của mình để giúp những người cần giúp.
“Chúng tôi chuẩn bị những hộp thức ăn ngon lành, đầy đủ dinh dưỡng cho cho từng sinh viên hai lần một ngày vào giờ trưa và giờ tối. Như vậy các sinh viên chỉ tới lấy đi mà không phải lo lắng mình sẽ bị đói. Chúng tôi muốn bảo đảm không một sinh viên nào phải bị đói hay lo sợ mình sẽ bị đói trong thời gian này.”
You can stay up to date on coronavirus in your language at sbs.com.au/coronavirus
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại