Đại dịch khiến nhiều phụ nữ hoãn mang thai

Some women are choosing to delay pregnancy due to the pandemic

Some women are choosing to delay pregnancy due to the pandemic Source: Getty

Đại dịch coronavirus khiến nhiều phụ nữ tại Úc trì hoãn việc sinh con, với lý do chuyện nầy đến với họ khi không chuẩn bị về mặt tài chính và tâm lý. Đặc biệt là những người trong gia đình như cha mẹ, không thể đến giúp đỡ và hỗ trợ cho họ.


Cô Madde Pervaz và người sống chung là Tim luôn luôn muốn có tiếng con trẻ trong nhà.

Kế hoạch của họ khá rõ ràng và thứ tự, đó là kết hôn ở độ tuổi 20, hạnh phúc trong một thời gian không có trẻ thơ rồi sau đó tìm cách có một đứa trẻ.

Thế nhưng kế hoạch không thực hiện do đại dịch COVID-19 xảy ra.

Là người gốc Thụy Điển, cô 28 tuổi có ước mơ thành hôn trên bờ biển South Coast ở New South Wales, thì coronavirus ập đến.

Nay cô không muốn tiến hành kế hoạch vì gia đình tại Âu Châu không thể tham dự.

Biên giới quốc tế giới hạn của Úc cho phép các đôi lứa, những người sống chung, con cái và người giám hộ hợp pháp của công dân Úc hay thường trú nhân được vào nước Úc, thế nhưng cha mẹ hay những thành viên khác trong gia đình đều bị cấm.

“Mọi chuyện thay đổi chỉ vì COVID-19, do chúng tôi không thực sự có một lễ cưới".

"Tôi chẳng muốn tổ chức hôn lễ, mà chẳng có người thân trong gia đình hiện diện và kế hoạch của chúng tôi đang xét đến, là có thể chuyển sang sống ở Anh quốc”, Madde Pervaz.

Cô cho biết COVID-19 đã khiến mọi chuyện trở nên bất định do biên giới đóng cửa và cô dự định rời khỏi nước Úc nếu tình hình không được cải thiện.

“Tôi biết có nhiều nước tại Âu Châu rõ ràng bị phong tỏa trong một thời gian lâu hơn chúng ta tại Úc, thế nhưng tôi cảm thấy có sự khác biệt là khi họ mở cửa thực sự, họ có thể đi nơi nầy nơi khác".

'Họ có thể gặp gỡ nhiều người ở ngoại quốc, thế nhưng chúng ta vẫn may mắn sống trong một nơi không bị hạn chế nhiều lắm”, Madde Pervaz.

Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, chuyện mang thai và sinh đẻ có thể là nỗi ám ảnh của nhiều người.

Thế nhưng trong thời gian đại dịch, việc đến khám bác sĩ thường xuyên hay tại bệnh viện hoặc kiểm tra tiền sản rồi sinh nở, đều kèm theo những nguy cơ mới.

Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, việc viếng thăm bệnh viện sau khi sinh nở bị giới hạn nghiêm nhặt, cũng như đối với khách đến nhà, có nghĩa là người mẹ có thể bị cô lập hơn và ít được hỗ trợ hơn.

Còn đối với phụ nữ di dân, thì họ không thể gặp gỡ gia đình trong thời khắc nguy hiểm, đặc biệt là những ca sinh khó.

Cũng giống như các phụ nữ khác, cô Madde không muốn có con trong thời điểm mà không có cha mẹ ở bên để giúp đỡ.

Thêm vào áp lực đó, một vài tuần lễ trước đây cô được biết có thể yêu cầu hỗ trợ để được thụ thai.

“Chúng tôi chẳng biết đến bao giờ mới có thể tổ chức lễ cưới, điều đó còn tùy thuộc biên giới mở cửa".

"Do đó chúng tôi chẳng biết bao giờ chúng tôi mới khởi sự có em bé, vì tôi được thông báo một vài tháng trước là tôi có thể là không thể sinh con được, tôi chẳng muốn chờ đợi quá lâu".

"Thế nhưng tôi cũng chẳng muốn mang thai mà không có cha mẹ ở đây, hay có thể ở gần họ”, Madde Pervaz.

Viện Khảo sát Gia đình tại Úc tìm thấy, cứ 5 phụ nữ Úc thì có một, đã thay đổi kế hoạch có con là do đại dịch.

Cứ 7 người lại có một phụ nữ cho biết, COVID-19 dường như ảnh hưởng đến thời điểm họ muốn có con, với đa số trong nhóm nầy đến 92 phần trăm chọn cách đình hoãn việc có em bé.

Phúc trình mang tên ‘Các Gia đình tại Úc: Hướng đến cuộc sống Bình thường Trong COVID’, được phát hành hồi tháng rồi với hơn 3 ngàn người tham gia, cũng tìm thấy rằng cứ 10 phụ nữ thì có hơn một người tìm cách có con đầu lòng hay con thứ trước đại dịch, thế nhưng 18 phần trăm đã đình hoãn việc mang thai, ít nhất một phần là do đại dịch.

Vấn đề bất định về tài chính cũng đóng một vai trò đáng kể trong quyết định của người phụ nữ về việc mang thai, với 62 phần trăm cho biết họ ngưng việc tìm cách có thai trong thời gian đại dịch, vốn khiến cho họ mất việc.

Anika Saad sống tại miền tây Sydney là một trong số những người đó.

Bà và chồng là Sam có hai cô con gái lên 4 và một tuổi.

Họ đã có kế hoạch có đứa con thứ ba, cho đến khi chồng bà là một phi công đường bay quốc tế mất việc.

“Chồng tôi hiện nghỉ phép không lương trong 16 tháng và chưa thấy dấu hiệu nào đường bay quốc tế mở cửa lại, vì vậy rõ ràng là gánh nặng tài chính rất lớn".

'Chúng tôi hiện vất vả để trả tiền mua nhà, có lẽ cũng như rất nhiều gia đình".

'Chúng tôi may mắn là đã tiết kiệm một ít, thế nhưng sau 16 tháng chẳng có lợi tức, thì tiền tiết kiệm cũng chẳng còn bao nhiêu nữa”, Anika Saad.
“Nếu biên giới hay những chuyện khác dường như chẳng thay đổi tại đây, chúng tôi bắt đầu kế hoạch chuyển sang sống ở nước Anh”, Madde Pervaz.
Trong khi ông Sam tìm cách kiếm một vài công việc công nhật, thì Anika cho biết các chủ nhân đã không nhận chồng bà vì lý lịch phi công, vì họ tin rằng ông nầy sẽ trở lại nghề bay ngay khi có điều kiện.

Còn Anika cho biết, bà sẽ tìm công việc như nhân viên phục vụ khách hàng vào cuối năm nay, thế nhưng chi phí giữ trẻ cho hai đứa bé hầu như đã ngốn mất số lương của bà.

“Quí vị dám nghĩ đến chuyện sinh một đứa con thứ ba trong hoàn cảnh nầy?

"Đặc biệt vào lúc chúng tôi không chắc chắn 100 phần trăm về tài chính và chúng tôi sẽ sống nơi đâu, rồi liệu chúng tôi có thể giữa được nhà hay không nữa".

"Vì vậy rõ ràng đó là một yếu tố lớn lao, khi con cái ngày càng lớn lên và chuyện đó đi kèm với chi phí rất nhiều”, Anika Saad.

Đại dịch không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tài chính của họ, mà còn tác động đến mối quan hệ của hai vợ chồng và bà bị trầm cảm.

Trong khi đó, Madde và Tim quyết định thay đổi lớn lao cho cuộc sống, nếu biên giới không mở cửa vào năm tới.

“Nếu biên giới hay những chuyện khác dường như chẳng thay đổi tại đây, chúng tôi bắt đầu kế hoạch chuyển sang sống ở nước Anh”, Madde Pervaz.

Hai vợ chồng cho biết họ muốn ở lại nước Úc nơi họ đã định cư và có công ăn việc làm, thế nhưng mối quan hệ gia đình cũng quan trọng nữa.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share