Tổ chức nầy có tên là Equality Australia nói rằng, cộng đồng nói trên vẫn đối diện với nhiều sự kỳ thị và việc nầy vẫn khiến họ phải gắn bó với các nạn nhân.
Tổ chức Bình đẳng Úc châu hay Equality Australia cho biết, họ muốn chắc rằng không ai ở Úc bị kỳ thị do bản chất của họ.
Được tài trợ từ số tiền còn lại của chiến dịch cổ xúy cho việc bỏ thăm thuận trong cuộc thăm dò bằng đường bưu điện hồi năm rồi, tổ chức luật pháp mới vô vụ lợi sẽ có các nhân viên phụ trách thuộc cộng đồng LGBTQI plus.
Chủ tịch của Tổ chức Bình đẳng Úc châu là Anna Brown nói rằng, cuộc chiến cho sự bình đẳng vẫn chưa kết thúc.
“Chúng tôi biết chúng tôi chưa hoàn tất, một vài chính trị gia nghĩ rằng chúng tôi đã làm xong, thế nhưng chúng tôi biết rằng sự kỳ thị chưa kết thúc, cho dù chúng ta đạt được sự bình đẳng hôn nhân”.
Chủ tịch Brown cho biết những sự kỳ thị về tôn giáo diễn ra ở trường học, là một vấn đề then chốt mà tổ chức nầy muốn vận động.
Tuần lễ nhóm họp cuối cùng của Quốc hội liên bang hồi năm nay, đã không thông qua được dự luật, có thể can thiệp cho các sinh viên đồng tính, khỏi bị trục xuất khỏi các học viện có tính cách tôn giáo.
Chủ tịch Brown nói rằng, nhóm của bà quyết tâm tiến hành việc thay đổi đó.
“Chúng tôi biết rằng những người thuộc cộng đồng LGBTI không được an toàn tại nơi làm việc, cũng chẳng an toàn cho họ khi đi ra ngoài, cũng như chẳng an tâm tại trường học".
"Chúng tôi hiện có một chiến dịch để hủy bỏ việc kỳ thị tại trường, cho đến các mức độ cao nhất trong chính phủ và Quốc hội trong năm 2019”, Anna Brown.
Còn Elise Nyhuis chào đời với tình trạng lưỡng tính, khi một người ra đởi với cơ quan sinh dục không phù hợp với định nghĩa về nam hay nữ.
Họ cho biết thân thể họ là không thể thay đổi vào lúc được 2 tháng tuổi, khi cha mẹ bỏ tiền ra để giải phẩu.
Nyhuis cho biết, sự kỳ thị có thể diễn ra bất chấp tuổi tác.
“Tôi không bao giờ bằng lòng cho các vụ phẫu thuật xảy ra, tôi sẽ không đi vào chi tiết hiện nay, thế nhưng tôi không bao giờ đồng ý về việc cơ thể tôi sẽ ra thế nào".
"Đơn giản là vì thân thể tôi có thể ảnh hưởng lẫn nhau, trong một cách thức có tính cách xã hội, vốn sẽ thích hợp hơn với cha mẹ tôi và theo một đường lối dễ dàng hơn, để hội nhập vào xã hội”, Elise Nyhuis.
Một vấn đề khác mà tổ chức muốn hành động, là luật lệ liên quan đến quyền chuyển giới và sự tự do trong việc nầy.
Tổ chức có tên là Aram Hosie cho biết, những người chuyển giới tại Úc không dễ dàng tiếp cận các tài liệu chính thức phản ảnh họ là ai, và việc nầy có thể có phản tác dụng với họ mỗi ngày.
“Dù là mở một trương mục ngân hàng hay về việc nhân dụng, quí vị có những tài liệu không phản ảnh về tình trạng thực sự của quí vị và làm thế nào quí vị trình bày lên trường hợp của mình, đều có thể khiến cho người khác kỳ thị".
"Đó không phải là một kinh nghiệm vui vẻ, khi phải giải thích những điều khó chịu liên quan đến giới tính mỗi ngày, cho những người mà thường khi quí vị ít nói chuyện với họ”, Aram Hosie
Các tiểu bang khác nhau có những luật lệ khác biệt, liên quan đến đến quyền được chuyển giới tính.
Aram Hosie cho biết, tiểu bang nhà của họ ở Tây Úc có sự bảo vệ yếu kém so với các tiểu bang khác và họ muốn có một hệ thống luật pháp mạnh mẽ và đồng nhất trên khắp nước Úc.
“Đó là chuyện hoàn toàn không may dựa trên việc anh sống ở đâu, hay những gì xảy ra cho quí vị khi đăng ký việc sinh nở, quí vị có thể được ít nhiều sự bảo vệ và một số quyền hạn".
"Nếu chúng tôi nghĩ về nước Úc. là một quốc gia tôn trọng sự bình đẳng, thì chúng tôi muốn mọi người đều có sự bảo vệ như nhau và cùng có cơ hội như nhau”, Aram Hosie.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại