Đề nghị nói trên thêm vào những lời kêu gọi, nên có một ngày khác, trong ý nghĩa đoàn kết hơn đối với người Thổ dân Úc.
Ngày Quốc Khánh Úc mà chúng ta gọi ngày nay, đầu tiên được cử hành vào ngày 26 tháng giêng vào cuối thập niên 1880, trước Liên bang Úc do đế quốc Anh thành lập vào năm 1901.
Ngày nầy đánh dấu c, đến cảng Jackson ở New South Wales vào năm 1788 và dựng cờ Anh lên, rồi ăn mừng là ngày Quốc Khánh của Úc.
Ông Luke Pearson là người sáng lập một chương trình trên mạng có tên là , nhằm cổ vỏ cho các cuộc thảo luận về các vấn đề, ảnh hưởng đến người Thổ dân và dân bán đảo Torres.
Ông cho biết ngày 26 tháng giêng, không phải là ngày ăn mừng cho mọi người dân Úc.
“Nhiều người Thổ dân gọi đó là “Ngày Xâm Lược” hay “Ngày Sống Sót”.
“Trở lại thập niên 1930, ngày nầy được xem là “Ngày Tưởng niệm” và nhiều người vẫn gọi như vậy”.
“Đó là một ngày rõ ràng là bắt đầu vụ xâm lăng, vì vậy nếu chúng ta tìm một ngày để đoàn kết mọi người lại nhau hơn, chắc chắn không phải là ngày 26 tháng giêng,” ông Luke Pearson, người sáng lập một chương trình trên mạng có tên là Indigenous X nói.
Đó là những tình cảm khiến dấy lên những lời kêu gọi nên thay đổi ngày Quốc Khánh Úc.
Nay công ty về tài chính và y tế có tên là , tạm dịch là Đoàn kết dân Úc, cũng góp tiếng cho cuộc thảo luận.
“Tôi nghĩ có yếu tố lịch sử trong đó, xã hội chúng ta gắn bó trong một ngày được gọi là ngày Quốc Khánh Úc và việc nầy phản ảnh điều tốt cũng như cái xấu, và chẳng có cuộc tranh luận mạnh mẽ nào để thay đổi ngày nầy cả,” Thứ trưởng Di trú của chính phủ liên bang, ông Alex Hawke nói.
Là một trong các tổ chức sáng lập với tên gọi là Hiệp hội Người Thổ dân Úc, được xem là tổ chức đầu tiên đề nghị lấy ngày 26 tháng giêng là ngày Quốc Khánh Úc vào cuối thập niên 1800.
Mặc dù có tên là Hiệp hội Người Thổ dân Úc, tổ chức nầy chẳng có dính líu chi đến người Thổ dân đầu tiên ở Úc, thế nhưng là một câu lạc bộ của những người da trắng được thành lập ở Victoria, để cổ xúy cho các mục tiêu như liên bang, quốc phòng và sau đó là .
“Tôi nghĩ tổ chức của chúng tôi cũng như cả nước đã đến lúc nhận thức được rằng, chúng ta đang làm ngơ và hiểu sai về nguồn gốc văn hóa dồi dào mà chúng ta đã đánh mất và đã làm hư hại lớn lao, qua việc định cư của người Âu châu”.
Trên đường phố Sydney, có nhiều ý kiến lẫn lộn.
“Việc đó còn hơn là chỉ ăn mừng nước Úc như một quốc gia với chỉ với một số nhỏ người, vì vậy tôi nghĩ thay đổi sang một ngày khác sẽ tốt hơn”.
“Tôi nghĩ ngày Quốc Khánh Úc nên là ngày 26 tháng giêng do nó luôn luôn như vậy, đối với tôi nó cũng sẽ như vậy. Tôi chỉ cử hành vào ngày đó cho dù không ai đồng ý đi nữa”.
“Nếu nước Úc muốn có một ngày xứng đáng, tôi nghĩ họ nên thay đổi để có một ngày bên nào cũng đồng ý về lòng khoan dung và xin lỗi về những gì đã xảy ra”.
“Mọi người đều vui hưởng ngày nầy, chẳng có lý do gì lại thay đổi nó cả”.
Được biết các buổi lễ ban quốc tịch Úc cho các tân công dân, thường được tổ chức hàng năm vào ngày Quốc Khánh Úc.
Thế nhưng trong ngày diễn ra sự kiện nầy hàng năm, Hội đồng Thành phố Fremantle ở Tây Úc tìm cách chuyển việc nầy khỏi ngày 26 tháng giêng, trong một hành động mà hội đồng cho rằng nhằm tôn trọng người Thổ dân Úc.
Theo sau một cuộc tranh luận với chính phủ tiểu bang, Hội đồng đã đồng ý vẫn tổ chức lễ trao quốc tịch vào ngày 26 tháng giêng.
Trong khi đó, Thứ trưởng Di trú của chính phủ liên bang là ông Alex Hawke cho biết, không có kế hoạch nào để thay đổi ngày Quốc Khánh Úc cả.
“Tôi nghĩ có yếu tố lịch sử trong đó, xã hội chúng ta gắn bó trong một ngày được gọi là ngày Quốc Khánh Úc và việc nầy phản ảnh điều tốt cũng như cái xấu, và chẳng có cuộc tranh luận mạnh mẽ nào để thay đổi ngày nầy cả”.