Gia đình Thoo Lay Paw Eh là một trong số những gia đình đầu tiên đến Mount Gambier trong chương trình thí điểm tái định cư.
Họ đã hy vọng sẽ chuyển đến Brisbane nơi họ có quen biết một số gia đình di dân khác.
Nhưng họ đã không có chọn lựa nào khác.
Vâng, thật đáng sợ. Chúng tôi đã khóc. Chúng tôi khóc và nghĩ rằng, có phải họ đang đến để giết chúng tôi? Vì chúng tôi không có bạn bè thân thuộc nào ở đây. Không ai cả. Chúng tôi không có cộng đồng của mình.
Thoo Lay Paw đã lớn lên trong sợ hãi.
Cô sinh ra trong ngôi làng ở một khu rừng già Myanmar và buộc phải tháo chạy cùng gia đình năm lên 8 tuổi, nhằm trốn tránh sự săn lùng của quân đội Burma.
Gia đình cô đã nhận được trợ giúp vào một trại tị nạn tại biên giới Burma Thái Lan – và ở lại đó hơn một thập kỷ.
Cho đến tận hôm nay, cô vẫn sống với một phát đạn nằm trong chân. Nó trở thành một phần của cô và nhắc cô nhớ đến những kỷ niệm cô chỉ mong có thể quên đi.
Anelia Blackie – đến từ Trung Tâm Tài Nguyên Di Cư Mount Gambier nói đây là một thay đổi lớn lao đối với nhiều gia đình.
Họ đã quen sống trong rừng già hoặc trong những túp lều tre, họ không quen với việc hút bụi thảm, sử dụng điện, hay thanh toán hóa đơn, vậy nên chúng tôi phải hướng dẫn họ từng bước một.
Chỉ trong 10 năm, cộng đồng này đã lớn mạnh từ một vài gia đình thành một nhóm khoảng 400 người, và theo số liệu thống kê gần đây nhất, Karen đã thay cho tiếng Ý, trở thành ngoại ngữ được nói nhiều nhất trong khu vực,
Thoo Lay Paw Eh giờ đây đã có căn nhà riêng, có bạn bè và công việc yêu thích - chăm sóc người cao niên.
Nhưng cô cho rằng không phải tất cả mọi người đều đón chào các di dân.
Mặc dù vậy, Mount Gambier vẫn cho họ có cảm giác như ở nhà.
Khi cộng đồng này tiếp tục lớn lên – những sợ hãi ám ảnh họ vào những ngày đầu tiên trên mảnh đất này cũng đang dần phai mờ.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại