Á Châu ngày nay: Úc đổi chính phủ có ý nghĩa gì với biển Đông và Thái Bình Dương?

TOKYO, JAPAN - MAY 24: (LR) Australian Prime Minister Anthony Albanese, U.S. President Joe Biden, Japanese  Prime Minister Fumio Kishida and Indian Prime Minister Narendra Modi attend the QUAD leaders summit on May 24, 2022 in Tokyo, Japan.

The QUAD leaders summit on May 24, 2022 in Tokyo, Japan. Source: AAP

Tân Chính phủ Lao động được dự kiến sẽ tập trung nhiều hơn vào các mối quan hệ với Đông Nam Á và vấn đề biến đổi khí hậu, một vấn đề quan trọng và cấp bách đối với nhiều nước láng giềng của Úc ở Thái Bình Dương, giữa lúc đó chính phủ mới sẽ điều chỉnh mối quan hệ với Trung Quốc ra sao?


Tân Thủ tướng Albanese và tân Ngoại trưởng Penny Wong đã có một tuần lễ cầm quyền đầu tiên bận rộn.

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức hôm Thứ Hai, họ đã bay đi Tokyo để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Bộ Tứ với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ. Điều này nói lên tầm quan trọng và sự cam kết của Úc trong cơ cấu Bộ Tứ.

Tuy không nêu đích danh Trung Quốc là đối thủ trực tiếp thách thức ảnh hưởng của Bộ Tứ trong khu vực Á châu – Thái Bình Dương nhưng các nhà lãnh đạo Mỹ - Úc - Ấn - Nhật đều đã thể hiện mức độ quan ngại như nhau về một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Bộ Tứ đã đồng thuận về những mục tiêu và kế hoạch hành động chung sau hội nghị thượng đỉnh. Các điểm rõ nét về sự thành công của Hội nghị này gồm: 

-       Giám sát hoạt động đánh cá bất hợp pháp của Trung Quốc.  

-       Đẩy mạnh cung cấp vaccine chống COVID-19 và hỗ trợ huấn luyện y tế.

-       Ngăn chặn đà bành trướng của TQ ở khu vực Ấn Độ Dương  - Thái Bình Dương vào lúc nguy cơ Trung Quốc xâm lược Đài Loan ngày càng rõ nét.

Cũng tại Hội nghị Tokyo, Tổng Thống Biden cũng chính thức đề xuất sáng kiến hợp tác khu vực mang tên “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.

Sáng kiến này được sự ủng hộ của 12 nước trong khu vực (trong đó có 7 trong 10 quốc gia ASEAN, ngoài Campuchia, Lào và Myanmar) nhưng vắng bóng Trung Quốc.

Chính phủ Úc hiện nay dưới thời ông Albanese lần đầu tiên có một Ngoại trưởng gốc Trung Quốc, sinh ra tại ngoại quốc, và thân thuộc với các nền văn hoá thuộc Đông Nam Á, thì có thể mang lại những lợi ích gì khi hội đàm hoặc đàm phán với các quốc gia và người đồng nhiệm gốc Trung Quốc?

Mời quý vị bấm vào biểu tượng radio trong hình để nghe toàn bộ bình luận với nhà báo Lưu Dân.

Share