7 năm nóng kỷ lục dẫn đến kêu gọi có hành động mạnh mẽ về biển đổi khí hậu

A firefighter helps to contain the Wooroloo-Chidlow bushfire in Western Australia on 27 December 2021.

A firefighter helps to contain the Wooroloo-Chidlow bushfire in Western Australia on 27 December 2021. Source: AAP/WA Department of Fire and Emergency Services

Các kỷ lục về tình trạng nóng bức tiếp tục bị phá vỡ trong năm 2021, khi các khoa học gia Mỹ xác nhận trái đất trải qua năm thứ 6 nóng nhất ở mức kỷ lục. Đối với 25 quốc gia, thì 2021 đây là năm nóng nhất với nhiệt độ cao kỷ lục, tại một phần Bắc Phi, Nam Á và Nam Mỹ. Còn các nhà khoa học về khí hậu Úc cho biết, các khám phá củng cố thêm khuynh hướng nhiệt độ tiếp tục gia tăng trên khắp thế giới.


Khuynh hướng ấm lên toàn cầu hiện đang diễn ra mạnh mẽ đến nỗi, ngay cả sự biến đổi tự nhiên như ảnh hưởng lạnh đi của hiện tượng thời tiết La Niña, hầu như không thể làm chậm đi khuynh hướng nầy.

Đó là điều đáng lo ngại của nhà khoa học khí hậu Úc, Giáo sư Lesley Hughes từ Hội đồng Khí hậu cho biết.

“Đó là một phần của khuynh hướng đó. Bảy năm qua là những năm nóng nhất, được ghi nhận hơn 0,8 độ so với mức trung bình của thế kỷ 20".

'Năm 2021 quan trọng nhất là năm thứ 45 liên tiếp, có nhiệt độ trung bình ngang với thế kỷ 20 và đó là một phần của xu hướng toàn cầu".

"Nha Khí tượng cũng đã công bố báo cáo hàng năm của họ vào năm 2021 lưu ý rằng ở Úc, chúng ta có năm La Niña ấm áp nhất được ghi nhận”, Lesley Hughes.

Bà nói rằng, xu hướng dài hạn được người dân Úc cảm nhận ngay tại nước Úc, với nhiệt độ nóng bức hơn và thêm các hiện tượng thời tiết.

“Nếu chúng ta nghĩ về những gì đang xảy ra ngay bây giờ ở Tây Úc, đang có một số đám cháy rừng ngoài tầm kiểm soát trong vài tuần qua".

"Tiểu bang nầy vừa trải qua ngày nóng nhất kỷ lục với 50,7 độ ở vùng Pilbara, đó là ngày nóng nhất từ ​​trước đến nay ở Úc".

"Cùng với xu hướng nhiệt độ tăng cao trong thời gian dài, những gì chúng ta đang thấy là một số thái cực thực sự nguy hiểm”, Lesley Hughes.

Dựa trên các dữ liệu của riêng mình, cơ quan Hàng Không và Không gian Hoa Kỳ NASA và Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia, đã đưa ra cùng một kết luận là 2021 là năm nóng thứ 6 từng được quan sát, kể từ khi việc ghi chép bắt đầu vào năm 1880.

Tất cả 7 năm nóng nhất trong thế kỷ qua, đều xảy ra trong 7 năm qua.

Sự gia tăng của hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng có thể được tìm thấy trong dữ liệu, với mỗi thập niên trong số bốn thập niên qua, ấm hơn so với trước đó.

Khoa học gia về khí hậu, ông Gavin Schmidt đứng đầu nhóm nhiệt độ của NASA nói rằng, thập niên qua là thời gian nóng nhất trong hàng trăm và có lẽ hàng ngàn năm.

“Đây là câu chuyện lớn, đó là xu hướng dài hạn, bất chấp những thăng trầm, bất chấp hiện tượng thời tiết La Ninas và El Ninos, xu hướng dài hạn là rất rõ ràng".

"Đó là do chúng ta và nó sẽ không biến mất, cho đến khi chúng ta ngừng tăng lượng phát thải thán khí trong bầu khí quyển”, Gavin Schmidt .

Được biết các nhà khoa học khí hậu tại nhóm giám sát Trái đất Berkeley, cũng đang xem xét dữ liệu.

Phân tích của họ cho thấy ở cấp độ quốc gia, năm 2021 là năm ấm nhất được ghi nhận đối với 25 quốc gia.

Tiến sĩ Zeke Hausfather từ Berkeley Earth nói rằng, điều đó đã ảnh hưởng đến khoảng 1,8 tỷ người, vốn là 1 phần 5 dân số trái đất.

“Chúng tôi cũng chứng kiến ​​nhiệt độ cao kỷ lục mới ở 25 quốc gia, vì vậy tại 25 quốc gia nầy đã có năm 2021 là năm ấm nhất được ghi nhận, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Bangladesh, Ả Rập Saudi, Nigeria...".

"Nếu bạn tính theo tỷ lệ về sự ấm lên mà chúng ta đã thấy trong 30 năm qua và bạn chỉ cần nói ‘được rồi’, hay giả sử thế giới tiếp tục ấm lên với tốc độ đó, hoặc trong 40 năm qua chúng ta vượt qua 1,5 độ vào năm 2033 và 2 độ vào năm 2059”, Zeke Hausfather.

Kể từ năm 1981, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng với tốc độ khoảng 0,18 độ bách phân trong mỗi thập niên.

Trong thời gian đó, sự ấm lên của các đại dương đã tăng nhanh, với tốc độ nhanh gấp 8 lần.

Các đại dương hấp thụ khoảng 90 phần trăm nhiệt lượng bổ sung bị giữ lại trong bầu khí quyển của trái đất, do phát thải carbon liên quan đến hoạt động của con người, như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là dầu và than đá.

Tiến sĩ Hausfather nói rằng, điều này giải thích tại sao năm 2021 lại mát hơn một chút, so với 2 năm trước đó là năm nằm trong số 3 năm ấm nhất được ghi nhận.

“Vì vậy, một năm có La Nina về căn bản là sự biến thiên tự nhiên của các dòng hải lưu, phân phối lại nhiệt từ bề mặt đến đại dương sâu hơn".

"Trong khi El Nino thì ngược lại, nó phân phối lại nhiệt từ đại dương sâu hơn lên bề mặt".

'Vì vậy, một trong những lý do chúng tôi thực sự chứng kiến ​​một bước nhảy rất lớn và một kỷ lục mới về hàm lượng nhiệt của đại dương vào năm 2021, là do một lượng ấm bề ​​mặt đã được chuyển vào các đại dương, dẫn đến một năm trên bề mặt tương đối mát hơn so với những năm trước”, Zeke Hausfather.
"Thế nhưng điều quan trọng là chúng ta đừng quên hỏa hoạn và chắn chắn rằng chúng ta đã lên kế hoạch ngay từ bây giờ, để lần sau nếu có một mùa cháy rừng tồi tệ thì chúng ta đã thực sự chuẩn bị kỹ càng rồi”, Rachel Nolan.
Các cam kết giảm phát thải do các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra và được gia hạn tại hội nghị thượng đỉnh COP26 năm rồi ở Glasgow, nhằm đưa hành tinh này vào tình trạng ấm lên khoảng 2,5 độ bách phân vào cuối thế kỷ này.

Ở mức độ ấm lên đó, mực nước biển trung bình sẽ tăng hơn 60 phân, sóng nhiệt sẽ kéo dài gấp đôi và thường xuyên hơn ít nhất 25 phần trăm, khoảng 300 triệu người nữa sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước và hàng trăm triệu người khác sẽ bị lũ lụt nghiêm trọng mỗi năm.

Chính phủ Úc cho biết, mục tiêu chính thức vẫn là giảm phát thải tới 28 phần trăm vào năm 2030, mặc dù vẫn hy vọng sẽ đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Còn đảng Lao Động Liên Bang cho biết, sẽ áp dụng mục tiêu giảm phát thải 43 phần trăm vào năm 2030, nếu họ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử liên bang vào cuối năm nay.

Giáo sư Lesley Hughes nói rằng, cần phải cắt giảm mạnh hơn 75 phần trăm vào năm 2030, cũng như chuyển hướng khỏi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

“Chúng ta thực sự cần phải đạt được mục tiêu, để chia sẻ công bằng".

"Để làm được điều đó, Úc là một trong những nhà xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất trên thế giới".

"Chúng ta phải có một kế hoạch đáng tin cậy, để chuyển khỏi hóa thạch sử dụng nhiên liệu và xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch".

"Và thay vào đó, hãy tận dụng nguồn năng lượng tái tạo dồi dào của chúng ta".

"Đó là con đường mà thế giới phải đi, cũng là con đường mà nước Úc phải theo”, Lesley Hughes.

Còn ông Russell Vose là Người đứng đầu Giám sát Khí hậu tại Nha Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia.

Ông nói rằng, biến đổi khí hậu sẽ có nghĩa là sẽ có nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn trong tương lai.

“Vì vậy, vào năm 2021, tôi nghĩ rằng một số sự kiện thậm chí còn không thể xảy ra nếu không có tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu, hoặc ít nhất chúng đã trở nên tồi tệ hơn nhiều".

'Tôi nghĩ rằng đợt nắng nóng ở Tây Bắc Thái Bình Dương và lũ lụt ở Đức, là những ví dụ điển hình".

"Thế nhưng công bằng mà nói còn có những sự kiện khác, như sự kiện đóng băng ở Texas và Oklahoma vào tháng 2, hoặc trận lốc xoáy bùng phát và một số sự kiện khác có những hoàn cảnh rất cụ thể cần phải được phân loại".

"Ý nghĩa là có một thành phần biến đổi khí hậu nào không và đó là ranh giới của khoa học bây giờ".

"Vì vậy điểm mấu chốt là, chúng ta chắc chắn mong đợi chứng kiến ​​sự nóng lên, khô hạn hoặc các sự kiện cực đoan, thế nhưng chúng ta không thể nói mọi sự kiện là do sự nóng lên toàn cầu".

"Một lần nữa có rất nhiều các sự kiện cực đoan, mà nhiệt là thành phần chính".

"Nếu bầu không khí ấm dần lên, thì thật không may kỳ vọng là chúng ta sẽ thấy nhiều hơn chúng ta chứng kiến ngày nay”, Russell Vose.

Trong khi đó các nhà nghiên cứu về quản lý cháy rừng ở Úc cho biết, có bằng chứng chắc chắn hơn về vai trò của biến đổi khí hậu, trong các sự kiện thảm khốc như cháy rừng vào Thứ Bảy Đen, năm 2020 ở New South Wales.

Theo Cục Khí tượng, La Niña gây ra điều kiện ẩm ướt hơn và lạnh hơn trên khắp nước Úc vào năm 2021, khiến nó trở thành năm lạnh nhất của nước Úc trong gần một thập niên, nhưng vẫn là năm La Niña ấm nhất được ghi nhận.

Tiến sĩ Rachel Nolan tại Đại học Miền Tây Sydney nói rằng, điều quan trọng là sự tự mãn không thể xảy ra và việc lập kế hoạch bắt đầu từ bây giờ, là yếu tố quyết định việc biến đổi khí hậu đang gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như thế nào.

“Chúng tôi chắc chắn biết rằng, có một tín hiệu khí hậu mạnh mẽ".

"Những gì chúng ta thấy đặc biệt ở Đông Nam nước Úc là khi bạn nhận được những năm thực sự khô nóng, đó là khi chúng ta có khả năng gặp phải mùa hỏa hoạn tồi tệ, đó thực sự là những gì chúng tôi muốn truyền tải thông điệp".

"Hiện tại, chúng ta đang có một năm La Niña với trời khá ẩm ướt, vì vậy nguy cơ hỏa hoạn thực sự khá thấp ở nhiều vùng của đất nước và chắc chắn không phải tất cả".

'Chúng ta đang chứng kiến ​​các đám cháy ở Tây Úc, thế nhưng ở Đông Nam nước Úc, ở Melbourne và Sydney, nguy cơ hỏa hoạn là khá thấp ngay bây giờ".

"Thế nhưng điều quan trọng là chúng ta đừng quên hỏa hoạn và chắn chắn rằng chúng ta đã lên kế hoạch ngay từ bây giờ, để lần sau nếu có một mùa cháy rừng tồi tệ thì chúng ta đã thực sự chuẩn bị kỹ càng rồi”, Rachel Nolan.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share