Theo bài viết đăng tải trên trang news.com.au, cuộc nghiên cứu khảo sát gần 1500 trẻ em dưới 3 tuổi ở Trung Quốc dưới 3 tuổi, phát hiện ra rằng những trẻ tiếp xúc với các hạt mịn từ một số chất gây ô nhiễm ngoài trời có đến 78% khả năng bị rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder - ASD).
Các chất thải xe cộ, bụi đường và khí thải từ các nhà máy và công trình xây dựng là một trong những chất gây ô nhiễm như vậy.
Nghiên cứu của Đại học Monash đã được tiến hành hơn chín năm ở Thượng Hải với 1444 trẻ em tham gia, trong đó có 124 trẻ bị tự kỷ.
Phó Giáo sư Yuming Guo tại Melbourne, người đứng đầu cuộc nghiên cứu vừa được công bố trên tờ International International vào hôm thứ ba ngày 6 tháng 11, cho biết các nguyên nhân của chứng tự kỷ là rất phức tạp và chưa được hiểu đầy đủ.
Nhưng ông nói rằng bộ não của trẻ dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với chất độc, và các nghiên cứu cho thấy chức năng não và hệ miễn dịch có thể bị ảnh hưởng.
"Những tác động này có thể giải thích mối liên hệ mạnh mẽ mà chúng tôi tìm thấy giữa việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí và chứng rối loạn phổ tự kỷ," ông Yuming Guo nói.
"Nhưng chúng ta cần nghiên cứu thêm để khám phá các mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe tâm thần ở tầm rộng lớn hơn."
Bộ não của trẻ dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với chất độc, và các nghiên cứu cho thấy chức năng não và hệ miễn dịch có thể bị ảnh hưởng.
Nghiên cứu đã xem xét ba kích cỡ của các hạt - được gọi là PM1 loại nhỏ nhất), PM2.5 và PM10.
Giáo sư Guo cho biết PM1 đã góp phần tạo ra một nguy cơ lớn hơn đối với trẻ tự kỷ, và ông hy vọng nghiên cứu này sẽ thúc đẩy các nước phát triển các tiêu chuẩn liên quan đến hạt nhỏ bé.
Không có mức độ tiếp xúc an toàn với các chất gây ô nhiễm không khí, vốn có liên quan đến việc sinh non, học tập bị đình trệ và các điều kiện sức khỏe nghiêm trọng.
“Tất cả các nước nên chú ý đến việc giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng không khí, để tăng chất lượng cuộc sống và cải thiện kết quả sức khỏe của họ," Giáo sư Guo nói thêm.
Cuộc nghiên cứu mới này được hiểu là cuộc khảo sát đầu tiên nghiên cứu các ảnh hưởng của việc tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí đối với chứng tự kỷ. trong những năm đầu đời của một đứa trẻ ở các nước đang phát triển.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có hơn bốn triệu người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí ngoài trời, Tổ chức Y tế Thế giới nói.
Những người thiệt mạng chủ yếu là do bệnh tim, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ em.