Theo nghiên cứu của Viện Y học Bổ sung, người Úc chi tiêu khoảng $3,5 tỷ mỗi năm cho thuốc bổ và các loại vitamin. Thế nhưng hầu hết các sản phẩm thuốc bổ trên thị trường đều vô dụng.
Swisse, một thương hiệu thuốc bổ rất nổi tiếng cho biết các sản phẩm chữa cảm cúm của họ “dựa trên các bằng chứng truyền thống và khoa học”, trong khi Blackmore khẳng định thuốc bổ của họ có thể giúp bệnh nhân “rút ngắn thời gian bị cảm cúm”.
Thế nhưng có một sự bất đồng lớn trong cộng đồng các y bác sĩ Úc về việc liệu những sản phẩm này có thực sự hiệu quả hay không? Các bác sĩ cho rằng việc người tiêu thụ chi ra khoảng $20/tuần cho những viên vitamin hay thực phẩm chức năng mỗi tuần là không đáng đồng tiền bát gạo.
Tiến sĩ Ken Harvey, giáo sư trợ giảng tại Khoa Dịch tễ học và Y tế dự phòng của Đại học Monash, cho phóng viên Sydney Morning Herald biết ngành kỹ nghệ này thu về một số tiền khổng lồ mà “không có bất cứ dẫn chứng khoa học nào cả”.
Tiến sĩ Ken cho biết chỉ có rất ít bằng chứng cho thấy việc bổ sung Vitamin C, loại thuốc bổ phổ biến nhất hiện nay, có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh.
"Kết luận chung từ các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng với một người có thể trạng trung bình, việc uống Vitamin C thường xuyên trong mùa đông để phòng ngừa cảm cúm sẽ không có lợi ích gì hết, và tác dụng của việc uống vitamin C khi bị cảm cúm chỉ mang lại kết quả rất rất ít”. Tiến sĩ Harvey
Có một số bằng chứng cho thấy uống viên bổ sung kẽm có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh khoảng một ngày", tiến sĩ Harvey cho biết.
Ông cho biết thậm chí đã rất ít bằng chứng cho thấy thảo mộc làm từ hoa echinacea có thể trị cảm cúm.
"Mặc dù một số nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra một số giống hoa echinacea có thể mang lại lợi ích khi chúng ta bị cảm, nhưng không có bằng chứng hóa học nào chỉ ra tác dụng của loại hoa này khi bào chế thành dược phẩm. Do đó những loại thuốc bổ này đều vô dụng”, tiến sĩ Harvey nhấn mạnh.Tiến sĩ Harvey đã nghỉ việc tại Đại học La Trobe vào năm 2014 để phản đối việc trường đại học này ký một thỏa thuận trị giá $ 15.000.000 với Swisse để nghiên cứu ích lợi từ các sản phẩm của công ty này.
Australians spend more that $3.5 billion a year on so-called 'complementary medicines and therapies'. Source: SMH
John Dwyer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, đồng thời là chủ tịch của Nhóm những người bạn Khoa học trong ngành Y, cho biết rất ít người Úc cần bổ sung thuốc bổ, chỉ có người già và người suy dinh dưỡng mới cần đến thuốc bổ mà thôi.
"Phần lớn người Úc không cần vitamin và các loại chất bổ sung, những loại thuốc này không có tác dụng gì hết trong việc chống lại sự lây nhiễm virus gây ra cảm cúm", tiến sĩ Dwyer nói.
“Các bạn có thể thấy giảm triệu chứng đau họng, nhưng đừng kỳ vọng thuốc bổ hay vitamin có thể tác động gì đến quá trình lây nhiễm virus”.
Trong khi đó giáo sư Marc Cohen, giảng dạy y khoa tại Đại học RMIT nhấn mạnh: "Không có viên thuốc kỳ diệu nào có thể khôi phục khả năng miễn dịch của bạn. Vitamin chỉ nên xem là một sự hỗ trợ quá trình chữa bệnh tự nhiên của bạn, chứ thể thay thế cho toàn bộ khả năng miễn dịch của cơ thể."
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại