Facebook đã tuân thủ yêu cầu của chính phủ Việt Nam hồi tháng Tư về việc tăng cường kiểm duyệt các bài viết “chống phá nhà nước”, thế nhưng đến tháng Tám, Hà Nội lại một lần nữa .
Highlights:
- Việt Nam doạ sẽ đóng cửa Facebook nếu không chịu tăng cường kiểm duyệt theo yêu cầu của chính phủ
- Facebook từng chấp nhận kiểm duyệt các bài viết “chống phá nhà nước” hồi tháng Tư, nhưng Hà Nội vẫn tiếp tục đòi hỏi thêm
- Hiện có khoảng 60 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam, mang lại doanh thu gần 1 tỷ USD
“Chúng tôi đã đạt được thoả thuận vào tháng Tư. Facebook đã làm đúng theo thoả thuận, và chúng tôi kỳ vọng chính phủ Việt Nam cũng làm điều tương tự,” một quản lý cao cấp giấu tên của công ty nói với Reuters.
“Họ đã quay lại và tìm cách ép buộc chúng tôi gia tăng số lượng nội dung được kiểm duyệt tại Việt Nam. Chúng tôi nói không. Yêu cầu đó đi kèm với một số lời đe doạ về những gì có thể xảy ra nếu chúng tôi không nhượng bộ.”
Các mối đe doạ bao gồm việc đóng cửa Facebook hoàn toàn tại Việt Nam, một thị trường lớn và là nơi mạng xã hội này đạt doanh thu gần 1 tỷ USD.
Facebook đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ các chính phủ về chính sách nội dung của mình, bao gồm cả những lời đe dọa về các quy định mới và tiền phạt.
Thế nhưng rất ít quốc gia nào cấm Facebook hoàn toàn, ngoại trừ Trung Quốc.
Tại Việt Nam, bất chấp những cải cách kinh tế sâu rộng và xã hội ngày càng cởi mở hơn, Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông, và không chấp nhận các ý kiến trái chiều.
Việt Nam đứng thứ 5 từ dưới lên trong bảng xếp hạng toàn cầu về tự do báo chí do tổ chức Phóng viên Không Biên giới tổng hợp.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với Reuters rằng Facebook nên tuân thủ luật pháp địa phương và ngừng “phát tán thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam và xâm phạm lợi ích nhà nước”.
Người phát ngôn của Facebook cho biết họ đã phải đối mặt với áp lực từ Hà Nội trong việc kiểm duyệt nhiều nội dung hơn trong những tháng gần đây.
Trách nhiệm của Facebook
Facebook có khoảng 60 triệu người dùng tại Việt Nam, là nền tảng chính cho cả thương mại điện tử và các nội dung mang tính chính trị, đang bị chính phủ giám sát liên tục.
Công ty này từ lâu đã vấp phải sự chỉ trích từ các nhóm nhân quyền vì quá tuân thủ các yêu cầu kiểm duyệt của chính phủ.
“Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tìm mọi cách nhằm bảo đảm rằng các dịch vụ của chúng tôi vẫn hoạt động để mọi người có thể tiếp tục bày tỏ quan điểm,” phát ngôn nhân của Facebook nói.
Việt Nam đã cố gắng tung ra các mạng xã hội trong nước để cạnh tranh với Facebook, nhưng chưa có mạng nào đạt được mức độ phổ biến tương tự.
Khi được hỏi về lời đe dọa đóng cửa Facebook tại Việt Nam, tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng việc Facebook vẫn chưa bị cấm bất chấp những lời đe dọa từ chính phủ, cho thấy công ty có thể hành động nhiều hơn để chống lại yêu cầu của Hà Nội.
“Facebook có trách nhiệm tôn trọng nhân quyền ở bất cứ nơi nào họ hoạt động trên thế giới, và Việt Nam không phải là ngoại lệ,” Ming Yu Hah, Phó giám đốc khu vực phụ trách các chiến dịch của Ân xá Quốc tế cho biết.
“Facebook đang ưu tiên lợi nhuận ở Việt Nam và không tôn trọng nhân quyền.”
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại