Việc tiêm vắc-xin sẽ bắt buộc đối với những ai?

Nhằm đối phó với nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 toàn quốc, chính phủ liên bang đã thực hiện một số thay đổi trong chiến dịch triển khai vắc-xin, trong đó có việc bắt buộc tiêm vắc-xin cho nhân viên trong một số lĩnh vực

COVID-19 cases across the country

Source: AAP

Thủ tướng Scott Morrison đã có buổi họp nội các liên bang vào tối thứ Hai 28/6 để bàn về vấn đề đối phó với COVID-19 trong bối cảnh liên tiếp có các đợt bùng phát và phong toả ở nhiều tiểu bang. Có một loạt các thay đổi đã được công bố trong cuộc họp.

Đến nay đã có 3 thành phố của Úc phải thực hiện phong toả bao gồm Perth, Darwin và Sydney, ngoài ra còn nhiều biện pháp hạn chế nghiêm ngặt cũng đang được áp dụng ở những tiểu bang khác.

Chủng ngừa bắt buộc đối với các nhân viên chăm sóc cao niên

Từ trước đến nay, theo lời khuyên y tế thì việc chủng ngừa là do tự nguyện của người dân và chưa có lĩnh vực nào mà nhân viên bị buộc phải tiêm vắc-xin.

Thế nhưng lời khuyên y tế giờ đây đã thay đổi. Lãnh đạo nội các quốc gia đã thống nhất việc bắt buộc chủng ngừa cho nhân viên viện dưỡng lão, và kế hoạch này phải hoàn thành vào giữa tháng 9 năm nay, mà đáng lẽ ra đã phải hoàn thành sớm hơn trong giai đoạn 1A.

Trong tổng số 910 ca tử vong do COVID-19 ở Úc có 685 là những cư dân của viện dưỡng lão.
Có ý kiến cho rằng việc bắt buộc nhân viên chăm sóc cao niên phải chích ngừa có thể gây nên hậu quả là sẽ có nhân viên bỏ nghề. Nhằm chuẩn bị cho tình huống này, chính phủ liên bang đã có quyết định sẽ cung cấp gói hỗ trợ trị giá $11 triệu cho phép các cơ sở chăm sóc cao niên tạo điều kiện cho nhân viên được nghỉ phép để đi chủng ngừa.

Dịch vụ Cộng đồng và Cao niên Úc (ACSA) rất hoan nghênh quyết định này, nhưng cơ quan này cũng nói rằng họ chưa bao giờ thấy chính phủ có một thái độ khẩn cấp, hay một kế hoạch rõ ràng trong việc chủng ngừa cho nhân viên chăm sóc cao niên.

“Lý do mà tỷ lệ chủng ngừa thấp không phải do nhân viên của chúng tôi,”CEO của ACSA Patricia Sparrow nói.

“Cách tốt nhất để cải thiện tỷ lệ chủng ngừa là phải làm sao để việc đi tiêm vắc-xin phải dễ dàng, chẳng hạn như tổ chức chích ngừa ngay tại nơi làm việc.

“Nhân viên chăm sóc cao niên nằm trong diện ưu tiên giai đoạn 1A và 1B nhưng họ vẫn đang phải đợi để được tiêm vắc-xin, chuyện này không phải lỗi của họ.”

Ngoài ra việc bắt buộc chủng ngừa còn được áp dụng cho các nhân viên cách ly, bao gồm cả những người làm công việc vận chuyển những người bị cách ly.
Prime Minister Scott Morrison, Premier of NSW Gladys Berejiklian, Premier of Queensland Annastacia Palaszczuk
Prime Minister Scott Morrison, Premier of NSW Gladys Berejiklian, Premier of Queensland Annastacia Palaszczuk Source: AAP

Bắt buộc xét nghiệm COVID-19 đối với người từ nước ngoài về

Nội các cũng thống nhất với việc buộc những người từ nước ngoài vào Úc phải xét nghiệm COVID-19 trước khi cách ly, điều mà lẽ ra phải được thực hiện từ 2 – 3 ngày trước khi họ trở về Úc.

Ngoài ra, những người du hành trong nước sẽ không được xếp cách ly cạnh phòng với những người từ nước ngoài trở về mà phải cách ly khác khu vực hoặc khác tầng lầu.

Những người từ nước ngoài trở về có rủi ro mắc COVID-19 cao hơn, và việc xếp những người này cách ly cạnh phòng những người chỉ đi trong nước đã làm xảy ra bùng phát dịch bệnh ở Queensland.

Những người dưới 60 tuổi được phép tiêm vắc-xin AstraZeneca

Chương trình này dành cho tất cả người dân Úc, có thể đến gặp GP để được tư vấn, và nếu họ cảm thấy không có vấn đề gì với nguy cơ cực kỳ hiếm gặp cục máu đông thì họ sẽ được GP tiêm vắc-xin AstraZeneca ngay lập tức.

“Biện pháp này nhằm khuyến khích người Úc tham gia tiến trình chủng ngừa. Mọi người có thể đến gặp và nói chuyện với GP của mình để được tư vấn có nên tiêm vắc-xin hay không,” ông Morrison cho hay.

“Hiện tại lời khuyên y tế là vắc-xin AstraZeneca nên dành cho người trên 60 tuổi, nhưng lời khuyên này cũng không hề ngăn cấm người dưới 60 tuổi được tiêm vắc-xin AstraZeneca.”

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/coronavirus-updates
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 29 June 2021 9:45am
Updated 29 June 2021 9:55am
By Hương Lan

Share this with family and friends