Theo luật, những chủ lao động tại Úc phải trả tiền quỹ hưu bổng cho công nhân có thu nhập trên 450 đô la/tháng.
Thế nhưng quy định này dường như chưa thực tế, bởi tại Úc hiện có trên 1 triệu lao động không có tiền super. Họ là những người làm việc độc lập, không phải là nhân viên chính thức. Vì vậy, họ không đủ điều kiện để được đóng góp tiền super từ những người chủ của mình.
Bên cạnh việc trả lương thấp, sự gia tăng của các ứng dụng và công nghệ như Deliveroo và Uber cũng góp phần làm cho tình hình ngày một nghiêm trọng hơn. Những đơn vị này chỉ là đơn vị trung gian, kết nối khách hàng với những người tự làm chủ bằng cách cung cấp các dịch vụ khách hàng.
Giáo sư Sarah Kaine, chuyên gia kinh tế của trường Đại học công nghệ Sydney cho biêt:
"Tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề khá gai góc, mà chúng tôi không dám đối mặt ngay lúc này. Tạm thời thì vẫn chưa có hậu quả gì. Tuy nhiên khoảng 5, 10, hay 20 năm nữa thì những người sống bằng nghề tự do sẽ thấy tác hại của việc này, khi họ đến tuổi nghỉ hưu. Bằng cách nào đó, thì việc này sẽ tác động đến xã hội. Những người thọ thuế sẽ lại phải vác thêm gánh nặng này".
Ủy ban dịch vụ tài chính, một nhóm vận động cho ngành công nghiệp quản lí đầu tư và các loại quỹ hưu bổng, được điều hành bởi các ngân hàng và nhiều viện tài chính, mong muốn Chính phủ Liên bang tác động lên Ủy bang Năng Suất lao động điều tra những vấn đề liên quan đến quỹ hưu bổng.
Chúng ta cần đưa ra một giải pháp, bất kể bạn là người lao động, hay chủ doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành Ủy ban Dịch vụ tài chính, Sally Loane cho biết thêm:
"Chúng ta không thể để mọi người rơi vào ngõ cụt. Vấn đề quỹ hưu bổng phải được xem xét và giải quyết một cách linh hoạt để mọi người có thể tự trang trải cuộc sống của mình khi nghỉ hưu".
Giáo sư Sarah Kaine, thì cho rằng:
"Chính vì những lao động tự do, người làm theo hợp đồng không được xem là một nhân viên thực thụ, nên các chủ lao động thường không muốn, hoặc tìm cách né tránh trách nhiệm đóng góp tiền quỹ hưu bổng cho những lao động này"
Một nhà hoạt động có tầm ảnh hưởng trong ngành công nghiệp quỹ hưu bổng và hiện tham gia vào phong trào công đoàn, kêu gọi các chủ doanh nghiệp nên đóng góp tiền super bắt buộc cho tất cả người lao động, kể cả những người làm việc tạm thời hay theo hợp đồng.
Tim Kennedy, Chủ tịch một quỹ hưu bổng lâu đời nhất tại Úc, LUCRF super, và là thư kí quốc gia của Hội công nhân Úc cho đài ABC cho biết:
"Ý tưởng về một hệ thống an sinh xã hội đã không còn nữa. Hàng triệu người lao động đã bị tổn thương bởi cái gọi là hệ thống quỹ hưu bổng ở quốc gia này. Chúng ta cần đưa ra một giải pháp, bất kể bạn là người lao động, hay chủ doanh nghiệp. Mỗi giờ bạn làm ra sản phẩm, dịch vụ; mỗi ngày bạn đi làm, bạn nên được hưởng tiền super. Phải như vậy thôi."
Chủ tịch Tim Kennedy cũng cho rằng toàn bộ thiết kế của hệ thống hưu bổng tại Úc cần phải được đại tu, bởi hệ thống này đã làm tổn thương người lao động quá nhiều.
Phản ứng về quan điểm cải tổ hệ thống hưu bổng, Cựu thủ tướng và Tổng trưởng ngân khố Paul Keating, người đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và thiết lập hệ thống hưu bổng Úc cho rằng:
"Cái ý tưởng Quỹ hưu bổng chỉ là cách ngăn cản những người bình thường giàu có lên là không đúng. Với vai trò là người sáng lập ra hệ thống này, tôi có thể nói rằng đây không phải là một biện pháp tác động vào phúc lợi xã hội mà đây là cách để bảo vệ số tiền tiết kiệm cho người dân trung lưu Úc. Hãy nói về những người lao động có mức thu nhập từ 65 đến 130 ngàn Úc kim, cách hiệu quả nhất là với nhóm lao động có thu nhập thấp hơn là họ nên được nhận được một khoản nằm ngoài ngân sách, khoản mà tôi gợi ý sẽ được chi trả ngay."
Nhiều công nhân không nhận được khoản hưu bổng bởi vì sự không minh bạch của chủ lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng góp hưu bổng bắt buộc cho nhân viên, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh nhỏ lẻ.
Theo phân tích của sở Thuế ATO, mỗi năm các công ty đã chiếm đoạt khoảng 3 tỉ đô la tiền super của người lao động tại Uc. Không ai khác, ATO phải có trách nhiệm thu hồi những tổn thất này cho người lao động.
Một nghiên cứu khác từ ngành công nghiệp Super Úc chỉ ra rằng, con số 5,6 tỉ đô la là số tiền thất thoát của gần 3 triệu nhân viên tại Úc. Giáo sư Sarah Kaine nói:
"Tôi nghĩ rằng thật sự có sự lưỡng lự nào đó trong tâm trí khi anh xem xét quỹ hưu bổng ở góc độ là một quyền được bảo đảm, Những gì trong thực tế mà chúng ta thấy là sự kém tuân thủ đến như vậy thì thật sự là đáng kinh ngạc".