Từ nạn nhân của bạo hành gia đình trở thành người ở lậu tại Úc

Một người đàn ông Ấn Độ sống bất hợp pháp tại Úc cho biết mỗi ngày đối với anh là một cuộc đấu tranh, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị trục xuất.

Anh Kumar, một người ở lậu tại Úc cho biết mỗi ngày đối với anh là một cuộc đấu tranh, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị trục xuất.

Anh Kumar, một người ở lậu tại Úc cho biết mỗi ngày đối với anh là một cuộc đấu tranh, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị trục xuất. Source: SBS Punjabi

Anh Kumar không có số điện thoại, không có bằng lái xe, không có địa chỉ hay việc làm cố định, và sống trong cảnh túng thiếu.

Anh cũng giống như bao người bình thường khác tại Úc – cho đến khi visa hết hạn, và anh trở thành người ở lậu.

Hồi năm 2017, Bộ Di trú tiết lộ có hơn tại Úc. Những người này phải luôn lẩn trốn và làm việc trong điều kiện bị bóc lột.

“Mỗi khi tôi ra đường, tôi phải luôn ngó chừng các nhân viên cảnh sát, hoặc bất kỳ viên chức chính phủ nào,” anh Kumar nói.

“Mặc dù đã sống tại Úc một thời gian dài và trải qua nhiều chuyện không vui, nếu tôi bị bắt, tôi sẽ bị trục xuất ngay lập tức.”

Anh kể với rằng anh bị từ chối gia hạn visa du học vào năm 2011, và sau đó hồ sơ xin visa theo diện kết hôn của anh cũng bị bác bỏ. Anh được yêu cầu phải rời khỏi nước Úc vào bốn năm về trước.

Tuy nhiên, anh vẫn trốn ở lại Úc mặc dù không có visa hợp pháp. Anh làm những công việc lặt vặt trên Gumtree để sống qua ngày.

“Vì thế nên tôi không có quyền lợi gì ở đây cả. Tôi phải vật lộn với bất kỳ khoản tiền nào mà tôi kiếm được, và trong nhiều trường hợp, nó còn không đủ để tôi mua một bữa ăn nữa,” anh Kumar nghẹn ngào tâm sự.

“Tôi làm việc khoảng 1-2 ngày một tuần và kiếm được từ $100 đến $200. Tôi dùng số tiền này để mua thức ăn. Nếu không kiếm được việc thì tôi phải nhịn ăn.

“Nhiều khi tôi bị quỵt tiền, nhưng không dám báo cảnh sát. Cuộc sống rất khó khăn.”

Nạn nhân của bạo hành gia đình

Anh Kumar xin cấp thường trú nhân trên cơ sở là nạn nhân của bạo hành gia đình, nhưng bị từ chối.
Anh Kumar xin cấp thường trú nhân trên cơ sở là nạn nhân của bạo hành gia đình, nhưng bị từ chối. (Ảnh: SBS Punjabi) Source: SBS Punjabi
Người đàn ông Ấn Độ này cho rằng mình không làm gì sai cả, mà chỉ là nạn nhân của bạo hành gia đình.

“Tôi lâm vào hoàn cảnh này bởi vì tôi đã lên tiếng chống lại việc bị bạn đời ngược đãi. Nếu không có chuyện đó, thì tôi đã không phải trốn chui trốn nhủi như một tên tội phạm.”

Anh Kumar kết hôn với một công dân Úc hồi tháng 5/2013, và người phụ nữ này đứng ra bảo lãnh hồ sơ bạn đời cho anh.

Tuy nhiên sau đó, đơn xin xét visa của anh đã bị Bộ Di trú từ chối, và anh được yêu cầu rời khỏi nước Úc và nộp lại hồ sơ tại Ấn Độ.

Khi ấy, vợ anh đang lâm bệnh nặng và cần sự chăm sóc thường xuyên của anh.

Cả hai vợ chồng đã nộp đơn xin kháng cáo, nhưng trong thời gian chờ đợi, anh Kumar kể rằng vợ anh đã liên tục ngược đãi anh.

Anh đã xin cấp thường trú nhân với điều khoản bạo hành gia đình, nhưng bị từ chối.

“Bộ trưởng đã không can thiệp mặc dù hoàn cảnh của tôi rõ ràng cho thấy tôi là nạn nhân của bạo hành gia đình,” anh nói.

“Đây là hệ thống luật pháp gì khi mà một người đàn ông vô tội bị trừng phạt vì lỗi lầm của một người khác? Tôi bị trừng phạt vì tôi là nạn nhân của bạo hành gia đình.”

Theo Bộ Di trú, trong giai đoạn 2012-2018, có khoảng 2,730 người bị bạo hành gia đình đã được cấp visa thường trú. Điều khoản này áp dụng cho cả nam và nữ.

“Các điều khoản về bạo hành gia đình cho phép những người xin visa bạn đời chấm dứt những mối quan hệ bạo lực mà không bị mất quyền cư trú tại Úc,” một phát ngôn nhân nói với SBS Punjabi.

“Từ năm 2012, gần 400 người đàn ông đã được cấp visa trên cơ sở là nạn nhân của bạo hành gia đình.”

Bạo hành gia đình trong quan hệ đồng giới

A lonely man sitting in the park
Source: Pixabay
Điều khoản về bạo hành gia đình cũng được áp dụng cho các cặp đồng giới.

Đại diện di trú ở Springvale chia sẻ trên Facebook của anh câu chuyện về Hậu và Minh, với cái kết lạc quan hơn trường hợp của anh Kumar.

Hậu quen biết Minh trong thời gian qua Úc du học.

Mặc dù ban đầu, Minh tỏ ra là người nóng nảy, hay rầy la người khác. Nhưng sau một thời gian, Hậu phát hiện Minh bị gia đình ghẻ lạnh và hắt hủi vì là người đồng tính; về bản chất cậu rất cô độc và đáng thương.

Từ chỗ cảm thông, cả hai bắt đầu nảy sinh tình cảm với nhau, và đến năm 2017, sau khi Úc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, hai người quyết định kết hôn và nộp hồ sơ xin visa định cư cho Hậu.

Sau khi kết hôn, Minh vẫn thường xuyên lớn tiếng nạt nộ, và có khi thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với Hậu.

Đến một ngày nọ, Minh nói với Hậu rằng bản chất mình là người nóng nảy, nếu không chấp nhận được thì đường ai nấy đi, “chỉ là cái visa định cư – không có Minh thì Hậu đừng hòng lấy được”.

“Có hai chuyện em không thể vượt qua anh ạ. Một là đã ăn ở với nhau, không nên đem cái vấn đề visa ra để làm áp lực nhau. Em có nhẫn nhịn cho qua, thì Minh cũng sẽ nghĩ là em chỉ lợi dụng ảnh lấy được cái visa rồi bỏ ảnh,” Hậu nói.

“Thứ hai nữa, em sợ có một ngày, Minh đang cầm con dao trong tay mà nổi nóng thì em chỉ có nước mất mạng. Minh có hối hận thì sự cũng đã rồi, mà Ba Mẹ em sinh em ra, nuôi lớn đâu phải để chết oan như vậy?”

Sau đó, Hậu đã thông báo cho Bộ Nội vụ biết là mối quan hệ của hai người đã chấm dứt, đồng thời xin thường trú trên cơ sở là nạn nhân của bạo hành gia đình.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 10 July 2019 3:58pm
Updated 12 August 2022 3:27pm
By Đăng Trình, Shamsher Kainth

Share this with family and friends