Thực tập trả lương hay không lương, cái nào hợp pháp?

Đi thực tập là một trong những cách phổ biến để tìm được một công việc có chuyên môn, thế nhưng các công ty không trả lương cho thực tập sinh có đang vi phạm luật lao động không?

Do internships help young people enter the workforce?

Thực tập được xem như bước đầu để tìm việc làm chính thức Source: Getty Images

Theo một đợt khảo sát lớn nhất từ trước tới nay, 60% người lao động dưới 30 tuổi đã ít nhất một lần đi thực tập không lương.

Hầu hết các thực tập sinh đều cho biết rất hài lòng với kinh nghiệm đạt được, nhưng không có chứng cứ rõ ràng là việc thực tập sẽ giúp đem lại một công việc chính thức. Bởi vì nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn tìm được công việc liên quan mà không cần phải đi thực tập.

Nhưng khi nào đi thực tập không cần trả lương và khi nào thì công ty phải trả lương cho nhân viên thực tập?

Theo , một trong những điểm khác biệt giữa một nhân viên và một thực tập sinh, là ‘nếu công việc đó vốn dĩ phải do một nhân viên của công ty hoàn thành, hoặc là một công việc mà doanh nghiệp hoặc tổ chức đó bắt buộc phải làm, thì người làm việc đó phải là một nhân viên, chứ không phải là thực tập sinh.”

Nói một cách dễ hiểu, nếu một người thực tập làm những công việc mà nếu không có người thực tập đó thì một nhân viên khác của công ty phải làm, thì đó là công việc phải được trả lương.

Ví dụ cụ thể một công việc thực tập không phải trả lương

Một hội đồng địa phương đăng quảng cáo chương trình thực tập cho học sinh trung học hoặc sinh viên đại học quan tâm tới các quy trình của chính phủ. Công việc thực tập được quảng cáo là vị trí không trả lương, và thực tập sinh được chọn giờ làm trong khoảng thời gian thực tập là 2 tuần.

Hội đồng phải bảo đảm có người giám sát những vị trí thực tập và thực tập sinh là người được hưởng lợi chính trong việc này.
Một ví dụ khác về công việc thực tập PHẢI ĐƯỢC trả lương

John là một sinh viên kế toán năm cuối. Anh đồng ý thực tập không lương tại một công ty kế toán và công ty hứa hẹn sẽ cho anh một công việc chính thức sau khi tốt nghiệp.

John đến thực tập 3 ngày/tuần. Anh chuẩn bị hồ sơ thuế cho khách hàng của công ty đồng thời chuẩn bị sổ sách tài chính, và những khách hàng đều bị tính phí.

Và dù John đồng ý không cần trả lương, nhưng những công việc anh làm vốn là của một nhân viên được trả lương làm. Điều này cho thấy có mối quan hệ việc làm và anh phải được trả lương trên mỗi giờ làm.

Trong 5 năm qua, có tới 500,000 thực tập sinh có thể đang làm việc trái pháp luật, ông Andrew Stewart, giáo sư bộ môn Luật Lao động tại Đại học Adelaide cho hay.

Theo giáo sư Stewart “việc đi thực tập sẽ an toàn hơn nếu đó là một phần của khóa học tại đại học hoặc cơ sở đào tạo.”
An internship expo
Để xin được công việc thực tập cũng rất cạnh tranh Source: wikimedia commons
Cùng đến với 4 trường hợp sinh viên đi thực tập

Carolina Flora Diaz, 31 tuổi, thiết kế đồ họa

“Hầu hết các công ty đều hứa hẹn một cơ hội làm việc chính thức toàn thời, nhưng đó là họ chỉ nói vậy thôi.”

Carolina đến từ Argentina và cô muốn có thêm kinh nghiệm làm việc ở Úc. Cô đã có thời gian thực tập 2 tháng tại một công ty thiết kế đồ họa nhỏ, thiết kế danh thiếp, tờ rơi, thiết kế web.

Văn phòng của công ty cũng chính là căn hộ của người chủ công ty. Cô cùng ba người đồng nghiệp cùng ngồi làm việc trong một phòng.

“Khi tôi tới xin phỏng vấn, tôi đã cho họ xem hồ sơ của tôi.”

Sau 2 tháng, cô đã yêu cầu trả lương nếu tiếp tục làm việc, nhưng chủ công ty từ chối, với lý do cô làm việc quá chậm và thiếu những kỹ năng về viết phần mềm.

Carolina đã rời bỏ công việc thực tập và đã khiếu nại lên Fair Work Ombudsman. Khiếu nại của cô hiện vẫn đang được điều tra.

Lời khuyên của cô dành cho những ai muốn đi thực tập: hãy xem hướng dẫn của Fair Work Ombudsman, và hiểu rõ những điều khoản của công việc thực tập trước khi bắt đầu.

Cedric Giordano, 24 tuổi, sinh viên khoa kỹ sư

“Tôi nghĩ ban đầu nên là không lương, vì bạn đến đó để học lấy kinh nghiệm và bạn đang làm mất thời gian của những nhân viên khác. Nhưng khi đến một giai đoạn nào đó, thí dụ sau 3 tháng, khi bạn đã biết làm nhiều việc, thì đến lúc nên được nhận lương.”

Cedric là sinh viên năm thứ ba của Đại học UTS, và quãng thời gian thực tập kéo dài 6 tháng là một phần bắt buộc trong chương trình học. Ba tháng đầu tiên là không lương, 3 tháng cuối được trả lương.

“Chương trình thực tập đã cho tôi cơ hội làm rất nhiều công việc của một kỹ sư và những kỹ năng khác như giao tiếp với khách hàng, xử lý tài liệu, gặp gỡ nhà thầu.”
Công việc thực tập đã thực sự thay đổi cuộc đời anh, anh sau đó đã đổi khóa học.

“Trong thời gian thực tập tôi được làm việc với các kỹ sư dân dụng, kỹ sư kết cấu, kỹ sư cấp thoát nước. Tôi trước đó đang theo học ngành kỹ sư dân dụng, nhưng sau thời gian thực tập tôi đã tìm ra đam mê của mình ở mảng kỹ sư kết cấu.”

Hiện tại số lượng sinh viên theo học các ngành kỹ sư đã vượt qua nhu cầu, điều đó có nghĩa là sự cạnh tranh sẽ rất khốc liệt cho các thực tập sinh.

Nhưng Cedric đã thành công, một công ty ở North Sydney đã nhận anh.

HIện tại Cedric đang làm 45 tiếng/tuần, và anh nói anh rất vui vì được trả lương dù mức lương khá thấp.

Sarah Ashman-Baird, 24 tuổi, giám đốc điều hành tổ chức Interns Australia

“Thực tập sinh phải được trả lương, công việc rõ ràng, và thực tập sinh phải có cơ hội tương đương với nhân viên chính thức.”

Sarah hiện đang là một nhân viên marketing toàn thời, đồng thời là giám đốc của Interns Australia, một tổ chức thiện nguyện hỗ trợ thực tập sinh.

Trước đây cô đã làm hai công việc thực tập khi đang học đại học, cả hai đều là một phần bắt buộc trong khóa học marketing, và cả hai công việc đều được trả lương.

“Công việc thực tập đầu tiên của tôi là tại một công ty lắp ráp xe hơi ở Melbourne, đó là một công việc thực tập toàn thời kéo dài 12 tháng, và tôi được trả lương.

“Lần thực tập thứ hai cũng trong lĩnh vực sản xuất, và cũng được trả lương.

“Thực tập không lương có thể khiến chùn bước một số người. Nếu bạn không sẵn lòng làm việc không lương thì rất tiếc bạn không thể lấy được cơ hội này.”

Tanja Milosevic, 32 tuổi, Thạc sỹ quản trị kinh doanh

“Rất là vô lý nếu như phải làm 8 tiếng mỗi ngày, 5 ngày/tuần và không được trả lương.”

Tanjia là người Bosnia đến Úc khi 18 tuổi, cô muốn được làm việc tại một môi trường phát triển.

Nhưng cô nhận thấy trong lĩnh vực mà cô theo học thì đa số công việc thực tập đều là không lương.

Sau khóa học đầu tiên, Tanja đã dành một năm ở Ai Cập làm việc về các vấn đề người tị nạn, và công việc không được trả lương. Cô đã dành tất cả những kiến thức mình có để làm công việc này.

Sau đó cô tiếp tục học một khóa học thạc sỹ về kinh doanh và quan hệ quốc tế

“Chương trình của khóa học được thiết kế theo kiểu một là thực tập, hai là làm dự án. Và tôi đã chọn đi thực tập.

“Tôi muốn được thực tập ở ngoại quốc, tôi muốn quay về thực tập ở quê hương tôi, làm việc cho những tổ chức quốc tế phi chính phủ.

“Nhưng tôi đã mất 3 – 4 tháng chỉ để gửi cold email (email để lấy thông tin).”

Tanja đã hoàn thành bản hướng dẫn cho cộng đồng người tị nạn quay về Bosnia. Tanja cho biết, có một nhóm người cùng làm công việc giống nhau, có bằng cấp tương đương, nhưng riêng cô và một người địa phương thì lại không được trả lương.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 29 June 2017 8:35pm
Updated 30 June 2017 10:21am
By Hương Lan

Share this with family and friends