Các hạt vi nhựa đang xâm nhập vào cơ thể chúng ta và gây ra vấn đề lớn cho nước Úc

Đại dương, đất đai, không khí chúng ta hít thở, và máu trong cơ thể chúng ta, nằm trong số những thứ mà hạt vi nhựa đã xâm nhập. Nhưng có nhiều cách để giảm mức độ tiếp xúc với chúng.

A digital graphic showing a plastic fish that is eating plastic particles. Next to it are two hands.

Microplastics end up in the environment as a result of the breakdown of larger plastic products and industrial pollution Source: SBS

Mặc dù các hạt vi nhựa nhỏ đến mức mắt thường không thấy được, nhưng chúng lại đang được các nhà khoa học trên toàn cầu chú ý đến.

“Chúng tôi tìm thấy nhựa trong hầu hết mọi mẻ lưới của chúng tôi,” bà Khay Fong, giảng viên cao cấp Khoa Hoá học thuộc trường Đại học Monash cho biết.

“Đó là điều gây sốc nhất. Chúng tôi tìm thấy hạt vi nhựa ở mọi nơi chúng tôi đến – Whitsundays, Thái Bình Dương, tất cả mọi nơi.”

Hạt vi nhựa là gì?

Chúng là những hạt nhựa nhỏ – có kích thước chưa đến 5 mm – bị thải ra môi trường do sự phân hủy của các sản phẩm nhựa và ô nhiễm công nghiệp.

Nghiên cứu cho thấy chúng ta đang ăn phải hạt vi nhựa thông qua hải sản bị ô nhiễm, nhưng đó không phải là cách duy nhất chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người.

Cùng với đại dương, chúng xâm nhập vào đất đai, không khí chúng ta thở, một số nước máy và đồ uống đóng chai.

Các nhà khoa học đã tìm thấy vi hạt nhựa trong máu và thậm chí cả nhau thai của con người.

Quá trình rà soát Cảng Sydney

Bà Fong và một nhóm các nhà khoa học đang rà soát Cảng Sydney để xác định quy mô ô nhiễm tại một trong những tuyến đường thủy mang tính biểu tượng nhất thế giới.

Trong một mẻ lưới gần đây, bà đã phát hiện ra thứ mà bà tin là những hạt nhựa nhỏ.
A woman in a dark blue polo shirt and several others sift water through a tube.
Khay Fong and her team found microplastics in every sample collected from the Sydney Harbour
Các mẫu thử đã được đưa trở lại phòng thí nghiệm, và trong khi kết quả vẫn đang được phân tích, có một điều bà Fong vô cùng chắc chắn.

“Mỗi mẫu thử đều có nhựa, và có rất nhiều nhựa,” bà nói.

“Mức độ tập trung tương tự như Địa Trung Hải, một trong những nơi ô nhiễm nhất thế giới, chủ yếu vì đây là một trong những nơi đông dân nhất.”

Số hạt vi nhựa có thể lấp đầy ba hồ bơi tiêu chuẩn Olympic

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Queensland đã thu thập các mẫu trầm tích bề mặt từ 50 địa điểm trên Vịnh Moreton ở Brisbane.

“Chúng tôi đã tìm thấy nhựa ở tất cả các địa điểm này,” Trưởng nhóm nghiên cứu Elvis Okoffo thuộc Liên minh Khoa học Sức khỏe Môi trường của Đại học Queensland cho biết.
A text-based compilation explaining some key facts about marine plastic pollution
Marine plastic pollution
Ông nói rằng các mẫu đã được đưa trở lại phòng thí nghiệm để phân tích, và các nhà nghiên cứu đã đưa ra một ước tính đáng kinh ngạc.

“Có khoảng 7.000 tấn vi nhựa trong vịnh,” ông nói.

Con số đó tương đương với 1,5 triệu túi nhựa – có thể lấp đầy ba bể bơi tiêu chuẩn Olympic.

“Chúng tôi rất ngạc nhiên vì thực tế là vịnh được bảo vệ rất nghiêm ngặt và chúng tôi không mong đợi sẽ tìm thấy nhiều nhựa như vậy.”

Các loại nhựa chính được phát hiện là polyethylene, thường có trong các mặt hàng sử dụng một lần như túi nhựa, chai lọ và màng bọc thực phẩm; cùng với polyvinyl chloride, được sử dụng để làm đường ống, vật liệu xây dựng, đồ điện tử và quần áo.

“Điều đó thực sự cho chúng ta biết rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa lượng nhựa chúng ta tiêu thụ ở Úc và lượng nhựa bị thải ra môi trường.”

Hạt vi nhựa gây ra những rủi ro gì?

Mặc dù hạt vi nhựa có mặt khắp mọi nơi trong môi trường, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ về tác động trực tiếp và lâu dài của chúng lên sức khỏe của con người.

“Chúng tôi chắc chắn biết chúng ta bị phơi nhiễm hàng ngày. Chúng tôi biết rằng chúng ta đang hít phải nhựa mỗi ngày và chúng ta đang nuốt chúng qua thức ăn và nước uống,” bà Cassandra Rauert, một nhà nghiên cứu cao cấp khác từ Liên minh Khoa học Sức khỏe Môi trường của Đại học Queensland cho biết.
A dark brown lake with lilypads on a sunny day.
Brisbane's Forest Lake last year ranked high on a global list of freshwater lakes with microplastic pollution problems. Source: AAP / David Hamilton
Bà Rauert đang dẫn đầu một nghiên cứu về nguy cơ con người tiếp xúc với vi hạt nhựa. Nhóm của bà đang tìm cách xác định xem liệu chúng có thể đi qua cơ thể chúng ta hay không, hoặc chúng có thể xâm nhập vào máu và các cơ quan của chúng ta hay không.

“Chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn đầu nên chúng tôi thực sự chưa thể đưa ra bất kỳ kết luận nào vào thời điểm này,” bà nói.

“Nhưng chúng tôi đang phát triển các phương pháp mới thực sự có thể giúp lấp đầy khoảng trống kiến thức và trả lời những câu hỏi này.”

Chúng ta có thể giảm mức độ tiếp xúc không?

Bà Rauert cho biết sợi tổng hợp, được sử dụng trong một số loại quần áo, là một trong hai nguồn phát tán hạt vi nhựa lớn nhất. Và nếu những sợi nhỏ này rơi ra khỏi quần áo, chúng ta có thể hít phải chúng.

“Vì vậy, nếu được hãy mặc áo sợi cotton thay vì áo sợi polyester,” bà nói.
Ways to limit exposure to microplastics
Ways to limit exposure to microplastics
Nguồn thứ hai là lốp xe, tức các mảnh nhựa siêu nhỏ tách ra khỏi lốp khi xe chạy.

“Việc giảm số lượng xe hơi trên đường sẽ giúp ích cho môi trường theo nhiều cách khác nhau,” bà nói.

“Vì vậy, tôi khuyên bạn nên bắt xe buýt nếu có thể, hoặc đi xe đạp.”

Việc hạn chế sử dụng đồ nhựa xài một lần cũng có thể giúp giảm tiếp xúc.

Bà Rauert cho biết nghiên cứu hiện tại của bà cho thấy những loại nhựa như vậy, chẳng hạn như hộp đựng thức ăn mang đi (takeaway), thải ra rất nhiều hạt nhỏ.

“Vì vậy, hãy cố gắng tránh những loại nhựa đó bằng cách sử dụng hộp đựng thức ăn bằng thép không gỉ nếu có thể,” bà nói.

“Điều đó cũng sẽ làm giảm lượng nhựa có trong thực phẩm bạn tiêu thụ.

“Hãy sử dụng chai nước dùng được nhiều lần thay vì mua nước đóng chai, cố gắng tránh sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Tất cả những điều nhỏ nhặt đó có thể tạo nên sự khác biệt lớn.”

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share
Published 1 April 2024 12:35pm
By Abbie O'Brien
Presented by Đăng Trình
Source: SBS


Share this with family and friends