Cái giá phải trả đằng sau kiểu du lịch check-in

Chụp ảnh selfie, du lịch check-in, có vẻ sự thoả mãn của du khách ngày nay không còn phụ thuộc vào chất lượng chuyến đi, mà phụ thuộc hoàn toàn vào những cái bấm Like, những lời nhận xét tích cực của người khác.

Selfie

Source: Shutterstock

Có thể nói công nghệ đã thay đổi cách thức con người đi du lịch. Smartphone, các trang mạng tìm kiếm thông tin có thể ngay lập tức cung cấp thông tin, truyền cảm hứng và thôi thúc chúng ta lên đường.

Việc lên kế hoạch đi chơi luôn ẩn chứa những rủi ro, bạn không được thử hàng và một khi đã trả tiền mua dịch vụ, không bao giờ có chuyện trả lại.

Thế nên không bất ngờ khi người ta ngày càng phụ thuộc vào những bình luận, chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá trên mạng xã hội để ra có quyết định nên đi đâu, làm gì, chọn dịch vụ du lịch nào.

Thế nhưng, bạn có chắc những chia sẻ trên mạng xã hội là hoàn toàn đáng tin cậy?

Hiển nhiên, TripAdvisor là điểm đầu tiên để tìm kiếm thông tin và nhiều thứ khác, hình ảnh, video, các bình luận, nhận xét… để giúp chúng ta chọn được một điểm đến vừa ý giữa vô vàn những nơi hấp dẫn khác.

Mạng xã hội đã chứng tỏ sức mạnh của mình khi góp phần rất nhiều vào việc đưa một địa danh chưa có tên tuổi trở nên phổ biến. Đồng thời, giúp người đi chơi tiết kiệm được rất nhiều thời gian tra cứu thông tin, giảm rủi ro vướng vào những dịch vụ kém chất lượng.

Và sự tham gia của smartphone cũng tạo ra một bộ phận những du khách lúc nào cũng ở chế độ ‘mở’, nghĩa là điện thoại và internet lúc nào cũng sẵn sàng để chia sẻ với cả thế giới những nơi họ đã đi qua. Nhận diện, tìm kiếm và chia sẻ thông tin đã trở thành tập quán văn hóa của các du khách mà mạng xã hội có công rất lớn trong việc hình thành nên điều đó.

Đối với nhiều người, điện thoại di động đã trở thành một bộ não thứ hai, một người hỗ trợ không thể thiếu trên đường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, liên tục sử dụng điện thoại trong kỳ nghỉ đã khiến chiếc điện thoại bỗng dưng thay thế cho những người bạn đồng hành thật sự.

Du lịch theo kiểu check-in

Selfie
Source: Pixabay
Những đối tượng này nhìn và trải nghiệm thế giới thông qua camera trên điện thoại, và sự thoả mãn đối với du lịch dựa trên những nhận xét, bình luận họ nhận được sau khi đăng hình ảnh lên mạng xã hội.

Như vậy, sự hài lòng của họ không phụ thuộc vào chất lượng chuyến đi và cảnh quan nơi đến, mà phụ thuộc hoàn toàn vào những cái bấm Like, những lời nhận xét tích cực của người khác.

Ý nghĩ ‘mọi người đang theo dõi tôi’ cũng thay đổi cách mọi người chọn địa điểm, cách đi chơi và cách ứng xử. Bởi vì hồ sơ trên mạng, và những thứ đăng trên mạng xã hội phải được quản lý cẩn thận để làm mọi người thấy được những cá tính nổi bật, những điều xã hội muốn thấy.

Những du khách kiểu như vậy luôn thể hiện mình có những mối quan hệ thân mật (chẳng hạn chụp ảnh thân mật yêu thương với gia đình) và biểu hiện gương mặt cũng phải để lộ tình cảm cho mọi người đều thấy (chu môi, nhăn mặt…)

Vì thế, mạng xã hội đã biến hình ảnh cá nhân thành cơ sở truyền cảm hứng du lịch và cách thức phổ biến nhất của việc giao tiếp.

Instagram ngày càng trở nên công cụ hữu hiệu để quảng bá hình ảnh

Instagram là ngôi nhà của hơn 220 triệu bức ảnh với hashtag #selfie và hơn 330 triệu bức ảnh có hashtag #me. Người ta hối hả chụp những bức ảnh selfie hoàn hảo nhất để đăng lên Instagram – dù có phải giả tạo.

Thực tế đã xảy ra chuyện khách du lịch bị lên án ở nhà thờ, bị cảnh sát bắt vì xúc phạm văn hóa và con người địa phương, hoặc làm ảnh hưởng thiên nhiên tại địa phương.

Thậm chí các quốc gia EU đã cấm chụp hình selfie tại các một số biểu tượng như Tháp Eiffel, một số địa điểm như bảo tàng còn cấm không được dùng gậy selfie để tránh làm phiền đến người khác.

Nhằm tự quảng cáo bản thân, những người đi chơi có khuynh hướng chỉ chia sẻ những gì hay ho tốt đẹp hoặc không chia sẻ đầy đủ. Đa phần họ chỉ check in mà chưa từng tìm hiểu hoặc chỉ giả vờ rất vui vẻ ở những nơi có điều kiện sống tệ hại mà thực tế họ sẽ không bao giờ ở đó.

Dù cho những chia sẻ như vậy có thể làm sai lệch quyết định của những người khác, những người đi du lịch kiểu này vẫn tin là điều này chẳng gây hại đến ai, nhưng thực ra điều này có thể khiến người khác kỳ vọng thái quá về nơi họ sẽ đến.

Quảng cáo tiếp thị từ những nhân vật có ảnh hưởng - influencers

Những người làm tiếp thị du lịch đang chi rất nhiều tiền cho những người có tầm ảnh hưởng để quảng cáo du lịch – influencer marketing, một chiến lược liên quan đến việc sử dụng những người nổi tiếng và những người có nhiều bình luận được chú ý trên mạng xã hội đăng những nội dung ưa thích cho thương hiệu của họ.

Kiểu tiếp thị dựa vào những influencer đã tăng từ $USD10 tỷ lên $USD15 trong năm 2017. Hơn 1/3 người làm marketing hiện chi hơn $USD500,000 mỗi năm cho những influencer và $USD255 triệu mỗi tháng để influencer đăng những hình ảnh trên Instagram của họ.

Việc du lịch theo kiểu check in và selfie cũng dẫn đến kết luận hiển nhiên là du khách đi đến những địa điểm và thể hiện trải nghiệm trước ống kính máy ảnh dể trình diễn khả năng tài chính và duy trì vị thế xã hội.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 3 January 2018 11:45pm
Updated 4 January 2018 2:13pm
By Hương Lan
Source: The Conversation


Share this with family and friends