Một nghiên cứu mới của Đại học Melbourne cho thấy người dân Úc có lẽ sẽ vẫn cần phải dùng đến biện pháp phong toả ít nhất là thêm nửa năm nữa, ngay cả khi 80% dân số đã được tiêm chủng 2 mũi.
Đại học Melbourne đã cho xuất bản phúc trình “2022 will be better: COVID-19 Pandemic Tradeoffs modelling”, trong đó nói về những khó khăn mà nước Úc sẽ đối mặt khi trở lại cuộc sống bình thường mới, ngay cả khi phần lớn dân số đã được chủng ngừa đầy đủ.
Nghiên cứu này do giáo sư về dịch tễ học Tony Blakely dẫn đầu, đã lập biểu mẫu 432 tình huống và nhận thấy không có tình huống nào đem lại kết quả rằng dân số sẽ được miễn dịch cộng đồng.
Nghiên cứu đã dự kiến rằng người dân sẽ vẫn phải bị phong toả 58% thời gian của năm 2022 để giữ mức tử vong dưới 1000 người một năm và số ca nhiễm 320 ca mỗi ngày.
Tuy nhiên những nhà nghiên cứu nhận thấy việc tăng cường ban hành thêm các biện pháp hạn chế sẽ có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể và giảm đáng kể thời gian phong toả.
Cụ thể là những đợt phong toả có thể giảm xuống 14% mỗi năm nếu trẻ em nhỏ từ 5 tuổi được tiêm vắc-xin và các biện pháp hạn chế ở mức độ 2 được duy trì, ngay cả khi các ca nhiễm xuống thấp.
Những biện pháp này có thể bao gồm việc yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà, hạn chế mật độ người ở bệnh viện, tối đa việc đeo khẩu trang và cấm những người chưa tiêm vắc-xin được tụ tập.
Những biện pháp hạn chế này có thể giúp số ca nhiễm ở một nơi có dân số cỡ Victoria giảm xuống 64 ca mỗi ngày, trung bình 250 người tử vong mỗi năm, và khoảng 960 người nhập viện.
Ngoài ra nghiên cứu cũng đề xuất việc xét nghiệm nhanh tại công sở, trường học cũng như cải thiện luồng không khí lưu thông ở các toà nhà.
Vậy làm thế nào để chấm dứt phong toả?
Phong toả có khả năng sẽ chấm dứt khi nước Úc phủ rộng việc tiêm chủng cho 90% dân số tính cả trẻ em, và nhưng biện pháp hạn chế ở cấp độ 2 vẫn phải được duy trì. Ở tình huống này dự đoán sẽ có 190 người nhập viện mỗi năm.
Các biện pháp khác có thể giúp rút ngắn thời gian phong toả bao gồm tăng cường tính hiệu quả trong việc truy vết người tiếp xúc, cách ly bằng các biện pháp như xét nghiệm nhanh hoặc cải thiện các ứng dụng như CovidSafe.
Nghiên cứu cũng cho thấy việc tiêm vắc-xin Pfizer sẽ đem lại sự khác biệt vi Pfizer tốt hơn trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm (khoảng 60% - 80%) mặc dù cả hai loại vắc-xin đều có mức độ tương đương trong việc ngăn không cho bệnh tiến triển xấu.
Tuy nhiên phúc trình của Đại học Melbourne của cho thấy các dữ liệu vẫn chưa thực sự chắc chắn vì nhiều nguyên nhân khiến dẫn đến khác biệt trong kết quả, chẳng hạn tính hiệu quả của các loại vắc-xin hiện nay hoặc những người nhiễm Delta nhưng không có triệu chứng và vẫn lây lan virus mà không hề biết.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/coronavirus-updates
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại