Tại tiểu bang NSW, mỗi ngày có hàng ngàn thùng thực phẩm cứu trợ đang được đóng gói và giao đến các gia đình gặp khó khăn, mà theo lời một tổ chức nhân đạo thì nhu cầu được cứ trợ thực phẩm đang tăng đến hơn 200% trong thời gian Greater Sydney bị phong toả.
Tổ chức nhân đạo Foodbank cho hay họ đã giúp đỡ cung cấp thùng thực phẩm cho hơn 10,000 trường hợp khẩn cấp ở các vùng Greater Sydney, Blue Mountains, Central Coast và Wollongong kể từ khi tình trạng phong toả được ban bố vào ngày 26 tháng Sáu.
Mỗi ngày có từ 2,500 đến 3,500 thùng thực phẩm được đóng gói và gửi đi.
“Chúng tôi chưa từng thấy nhu cầu cứu trợ thực phẩm tăng đột biến như vậy,” CEO của Foodbank NSW John Robertson trả lời SBS News.
“Có hàng chục ngàn người ở NSW ngay tại thời điểm này thực sự không còn tiền để mua những thực phẩm thiết yếu cho bản thân và gia đình thì khánh kiệt.”
Các thùng thực phẩm cứu trợ cũng đang được gửi cho cả những người dân ở Canberra và những cộng đồng Thổ dân sống tại vùng nông thôn NSW.
“Có thể chỉ mỗi Greater Sydney bị phong toả nhưng tác động của nó lại ảnh hưởng đến toàn tiểu bang,” ông Robertson nói.
“Khi đợt phong toả đầu tiên xảy ra vào năm ngoái, chúng ta cũng đã thấy sự thiếu thốn lương thực, nhưng nhu cầu không tăng đột biến như năm nay, và khi các cửa hàng không thiết yếu cũng như các công trình xây dựng phải đóng cửa thì chúng tôi dự kiến nhu cầu sẽ còn tăng cao hơn nữa.”
Foodbank đã hỗ trợ hơn 170,000 người trong tháng này, và làm đối tác với hơn 1,000 trường học và các tổ chức từ thiện khác, ông Robertson cho biết.
“Chúng ta đang nỗ lực duy trì nguồn cung cấp đến các gia đình, và Foodbank cung cấp thùng thực phẩm bao gồm gạo, cracker, thịt hộp và rau.”
“Một cuộc khủng hoảng có thật”
Neha, một sinh viên quốc tế gần đây đang thất nghiệp, là một trong số những người đang cầm cự nhờ vào các gói thực phẩm cứu trợ của Foodbank.
“Tôi bị mất việc hai lần trong đợt phong toả này và đã không có việc làm từ ngày 29 tháng Sáu,” cô nói.
“Cha mẹ tôi sống ở Ấn Độ và chúng tôi đã dùng hết số tiền tiết kiệm được trong 10 tháng qua.”
Úc là một trong những quốc gia có nguồn thực phẩm ổn định nhất thế giới, quốc gia này sản xuất nhiều lương thực hơn khả năng tiêu thụ của người dân và xuất khẩu khoảng70% sản lượng nông sản.
Nhưng Foodbank ước tính 65% người dân NSW và ACT đã phải nhận thực phẩm cứu trợ từ khi COVID-19 xuất hiện vào năm ngoái, nhiều gia đình phải chống chọi bằng nhiều cách khác nhau.
“Các bậc cha mẹ quyết định họ không ăn để nhường cho con, hoặc cả gia đình chỉ ăn hai hoặc thậm chí một bữa mỗi ngày, vì đó là những gì họ có thể kham nổi.”
Nhiều người hiện đang phải tìm kiếm hỗ trợ thức ăn. Không phải vì họ thất bại trong cuộc sống mà họ đang phải kiếm ăn qua ngày.
“Đây là một cuộc khủng hoảng thực sự. Rất nhiều người đã rơi vào tình huống mà bản thân không bao giờ tưởng tượng nổi.”
CEO của tổ chức Wayside Chapel, ông Jon Owen nói nhiều người đang lo lắng liệu họ có còn được bữa ăn kế tiếp không.
“Chúng tôi quan tâm tới những người đang khó khăn và nhiều người thậm chí phải ra đường ở.
“Điều mà chúng tôi thấy ở phong toả lần này là nhiều gia đình đang đến bờ vực khó khăn, không thể đáp ứng nổi nhu cầu căn bản của bản thân.”
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại