Phá sản vì kinh doanh nhượng quyền franchise

Nhiều người mua lại một thương hiệu sẵn có để kinh doanh vì không cần tốn thời gian xây dựng tên tuổi và để tận dụng nguồn khách hàng sẵn có, thế nhưng khi bắt tay vào làm mới phát hiện có những chuyện bị chèn ép đến mức sạt nghiệp.

closed restaurant

Source: The New York Times

Những trường hợp bị phá sản do franchise

Kinh doanh theo kiểu franchise là hình thức mua một thương hiệu đã sẵn tên tuổi để kinh doanh. Hình thức này có lợi thế là không phải mất thời gian xây dựng thương hiệu, thế nhưng người chủ lại bị ràng buộc vào rất nhiều yêu cầu từ phía doanh nghiệp mẹ.

. Công ty này đã ấn định giá $5 cho một cái bánh pizza, và với mức giá đó thì các chủ cửa hàng đại lý đã phải chật vật xoay xở mới có thể đủ tiền trả các chi phí vận hành như tiền mặt bằng, điện nước, nhân viên. Mọi chi phí chủ cửa hàng phải gánh chịu thế nhưng quyền ấn định giá sản phẩm lại là do công ty mẹ.

Hoặc có những người muốn kinh doanh đã phải gom góp tiền dành dụm, cầm cố nhà để mua nhượng quyền kinh doanh. Nhưng chưa được bao lâu bị công ty chèn ép bằng những đòi hỏi buộc nâng cấp sửa chữa mặt bằng. Và khi không đáp ứng yêu cầu này thì họ bị hủy hợp đồng, bị buộc bán lại cơ sở với giá rẻ.

đã bỏ ra khoảng $400,000 để mua quyền kinh doanh thương hiệu này. Chỉ trong vòng 3 năm ngắn ngủi chủ cửa hàng này đã bị yêu cầu phải bỏ ra $24,000 để mua máy tính tiền, và $300,000 để sửa chữa nâng cấp cửa tiệm nếu muốn gia hạn hợp đồng nhượng quyền.

Khi người chủ từ chối yêu cầu trên, công ty mẹ đã ép người này bán lại cửa hàng với giá $100,000 trong khi giá thị trường khi đó lên tới $600,000.
Luật sư Nguyễn Văn Thân ở Sydney nói rằng hình thức kinh doanh theo kiểu nhượng quyền thương hiệu (franchise) khá phổ biến trong cộng đồng người Việt vì ưu điểm không cần phải bỏ công sức và thời gian để xây dựng một thương hiệu. Có nhiều loại mặt hàng phổ biến trong cộng đồng như kinh doanh thức uống như nước ép trái cây hay trà sữa, hoặc các thương hiệu làm nail hoặc cơ sở chăm sóc sắc đẹp.

Thế nhưng không phải thương hiệu nào cũng làm đúng nguyên tắc franchise.

Theo lời luật sư Nguyễn Văn Thân, luật franchise tại Úc vẫn còn khá lỏng lẻo và chỉ dựa trên bộ quy tắc ứng xử không có tính ràng buộc pháp lý. Thượng viện liên bang đã từng nêu ra trong một phúc trình về những vấn nạn trong ngành franchise và yêu cầu chính phủ phải tiến hành cải tổ luật pháp để bảo vệ người làm kinh doanh franchise.

“Ngoài tiền mua thương hiệu thì người kinh doanh còn phải bỏ ra rất nhiều tiền để tân trang, sửa sang cửa hàng, và cứ vài năm lại một lần phải sửa sang cửa hàng theo đúng tiêu chuẩn của công ty mẹ.

“Cứ 5 năm lại đóng phí để tiếp tục kinh doanh với khoản phí dao động từ $50,000 – $80,000. Ngoài ra còn điều kiện phải tân trang theo tiêu chuẩn của thương hiệu, con số chi phí để sửa sang cửa tiệm không dưới $300,000 - $400,000.

“Nhiều người chủ franchise đặt tiêu chuẩn rất cao, chẳng hạn họ muốn cửa tiệm lúc nào cũng như mới tinh một cách không cần thiết. Việc sửa sang thì cứ 3, 4 năm lại bắt tháo hết ra để làm lại tốn kém rất nhiều. Rốt cuộcnhững người làm kinh doanh franchise chỉ làm giàu cho những công ty đó,” luật sư Nguyễn Văn Thân nói.

Người kinh doanh phải chú ý điều gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Luật sư Nguyễn Văn Thân nói rằng ngay từ ban đầu phải tìm hiểu thật kỹ về thương hiệu muốn kinh doanh, tìm hiểu xem thương hiệu đó có tai tiếng gì không, điều tra công ty mẹ có hệ thống làm việc đàng hoàng hay không, có tôn trọng quyền lợi người điều hành cửa tiệm hay không.

“Ngoài thương hiệu Nando nói trên thì cũng có những thương hiệu lớn bị tai tiếng như 7Eleven bị nhiều tai tiếng thuê mướn du học sinh và trả lương dưới mức quy định,” luật sư Thân nói.

Ngoài ra phải tham khảo ý kiến của người chuyên môn trong ngành, như kế toán nhiều kinh nghiệm để biết các rủi ro nguy cơ về tiền bạc có thể xảy ra. Và một khi xảy ra vấn đề thì phải ngay lập tức tìm luật sư trong ngành để được hướng dẫn tìm đến các cơ quan giải quyết khiếu nại một cách hiệu quả mà ít tốn kém nhất.

“Thế nhưng điều quan trọng nhất là phải điều tra kỹ càng thương hiệu từ đầu. Một khi mình làm ăn với những công ty không uy tín, thì đi kiện cũng giống như chơi đánh bạc,” luật sư Thân nói.

 “Một vụ kiện có thể kéo dài 4 - 5 năm, phí tổn cũng vài trăm ngàn, thì lúc đó bản thân người kinh doanh cũng cạn kiệt tiền và sức lực.

“Cho nên khi phát hiện vấn đề phải tìm cách rút ra càng sớm càng tốt.”

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 19 May 2021 4:58pm
Updated 12 August 2022 3:04pm
By Hương Lan, Mai Hoa

Share this with family and friends