“Loại vắc-xin này sẽ sẵn sàng vào tháng Ba,” ông Albert Bourla nói với đài CNBC. “Chúng tôi đang bắt đầu sản xuất một số lượng nhỏ”.
Biến thể Omicron của COVID-19, xuất hiện lần đầu ở Nam Phi vào tháng 11/2021, hiện đã vượt qua Delta để trở thành biến thể phổ biến nhất thế giới, và gây lo ngại về hiệu quả của các loại vắc-xin hiện có.
Một nghiên cứu từ Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh cho thấy vắc-xin Pfizer và Moderna chỉ có hiệu quả khoảng 10% trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và các triệu chứng từ Omicron 20 tuần sau liều thứ hai, theo trang tường thuật.
Mặc dù cả hai loại vắc-xin trên đều giúp cho bệnh không trở nặng, nhưng nghiên cứu cho thấy các mũi tiêm tăng cường có thể tăng khả năng bảo vệ khỏi nhiễm trùng có triệu chứng lên 75%.
Tiến sĩ Bourla nói với đài CNBC rằng loại vắc-xin mới cũng sẽ nhắm mục tiêu vào các biến thể khác hiện đang lây lan.
Mặc dù vẫn chưa rõ liệu vắc-xin nhắm vào biến thể Omicron sẽ được sử dụng như thế nào, Pfizer đã sản xuất một số liều do nhu cầu từ một số quốc gia trên thế giới.
“Hy vọng là chúng tôi sẽ tạo ra được một thứ gì đó giúp bảo vệ tốt hơn, đặc biệt là chống lại việc nhiễm trùng,” Tiến sĩ Bourla nói.
“Bởi vì mức độ bảo vệ chống lại tình trạng nhập viện và bệnh hiểm nghèo là khá hiệu quả với các loại vắc-xin hiện tại, miễn là bạn tiêm liều thứ ba.”
Ông nói thêm rằng hiện vẫn chưa rõ liệu liều thứ tư có cần thiết hay không, và Pfizer sẽ tiến hành các thí nghiệm về vấn đề này.
Hôm thứ Hai, Giám đốc điều hành Moderna, ông Stephane Bancel, cho biết công ty cũng đang nghiên cứu một liều vắc-xin tăng cường nhắm vào biến thể Omicron, sẽ có mặt vào cuối năm nay.
“Chúng tôi đang thảo luận với các nhà lãnh đạo y tế công cộng trên toàn thế giới để quyết định chiến lược tốt nhất cho liều tăng cường tiềm năng vào mùa thu năm 2022. Chúng tôi tin rằng nó sẽ giúp kiểm soát Omicron,” ông nói.
Ông Bancel cho biết liều vắc-xin tăng cường này sẽ sẽ sớm được đưa vào thử nghiệm lâm sàng, và công ty dược phẩm đang thảo luận về việc liệu vắc-xin có cần chứa bất kỳ thành phần nào khác để chống lại virus đang biến đổi không ngừng hay không.
“Chúng ta cần phải cố gắng vượt qua virus chứ không phải đi sau virus,” ông nói.
Tại Úc, các chuyên gia và quan chức y tế tiếp tục kêu gọi người dân đi tiêm mũi tăng cường.
“Có nhiều bằng chứng mạnh mẽ cho thấy mũi vắc-xin COVID-19 tăng cường có thể tăng khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm với biến thể Omicron,” tuyên bố.
“Mặc dù một số ý kiến ban đầu cho rằng nguy cơ nhập viện do biến thể Omicron gây ra thấp hơn so với biến thể Delta, nhưng sự khác biệt này sẽ không đủ để bù đắp tác động của số ca bệnh cao đối với hệ thống y tế.”
Người Úc hiện chỉ cần đợi bốn tháng sau khi tiêm mũi vắc-xin COVID-19 thứ hai là đã có thể tiêm mũi tăng cường, thay vì sáu tháng như trước đây.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại