Vào tháng Tư năm nay, Uỷ ban Đa văn hoá Victoria (VMC) được các nhà lãnh đạo cộng đồng tị nạn mới định cư tại Úc cho biết, một số thành viên của họ đang gặp khó khăn vì không thể tiếp cận các hỗ trợ dành cho cộng đồng chính mạch.
“Có một số người trong cộng đồng chúng tôi, ví dụ, những tầm trú nhân không thể tiếp cận các dịch vụ chính mạch và thiếu phương tiện di chuyển để đi lấy thức ăn,” ông Bwe Thay, Uỷ viên VMC nói với SBS Vietnamese.
Bản thân là một người tị nạn đến Úc cách đây 10 năm, ông Bwe nhận thấy sự khó khăn mà các cộng đồng tị nạn mới đến đang đối mặt, khi phải thông qua quá nhiều cơ quan chính phủ. Và thế là ra đời.
Chúng tôi muốn khai thác sức mạnh của mạng lưới quan hệ, bởi vì chúng tôi có các mối quan hệ khác nhau với những thành phần xã hội và người ra quyết định khác nhau.
“Và chúng tôi muốn dự phần vào cuộc thảo luận rộng lớn hơn. Vì thế thông qua tổ chức này, chúng tôi có thể mang lại tiếng nói của cộng đồng ở cấp cơ sở cho những người ra quyết định và các bên liên quan ở các cấp khác nhau.”
Cũng vào thời điểm này, chị Thiên Giang – một người Việt gốc tị nạn tại Úc – cùng nhóm bạn nảy ra ý định giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
“Thật sự ra thì nó cũng chẳng phải chuyện gì to tát lắm,” chị nói.
“Lúc đầu chỉ là một vài người bạn thôi, thì nghĩ là: Tại sao mình không làm gì để mà giúp những người kém may mắn hơn mình, những người mà họ sống trên tiền trợ cấp của xã hội, và đặc biệt hơn nữa là những người mới được định cư tại Úc, trong đó có luôn cả những anh chị em người Việt mình?”
Ý tưởng ban đầu là cung cấp nhu yếu phẩm, trong đó có những món đồ cần thiết cho cuộc sống như gạo, bánh mì, trứng, bacon, mì gói, trái cây và rau quả trong 10 tuần.Thông qua sự giới thiệu của VMC, chị Giang và nhóm bạn được giới thiệu với tổ chức RCAA, qua đó giúp đỡ những gia đình gốc Assyria, Chaldea, Iraq, Miến Điện... và cả những sinh viên quốc tế.
RCAA COVID-19 Relief Taskforce is aimed at helping the most vulnerable members in Australian society. Source: Supplied
Mỗi tuần, nhóm của chị đã giao tận nơi hàng trăm ký gạo, hàng trăm phần trứng, mì ăn liền, trái cây và 100 ký thịt gà. Thậm chí trong Ngày Của Mẹ, chị Giang còn nói với các con rằng: “Mother’s Day năm nay không xin cái gì hết, chỉ xin gạo thôi.”
Ông Aung Soe, phát ngôn nhân của Australian Burmese Rohingya Organisation (ABRO) bày tỏ lòng biết ơn trước những đóng góp này.
“Chúng tôi có khoảng 60-70 tầm trú nhân người Rohingya ở Victoria với visa tạm trú, không đủ điều kiện để nhận bất kỳ loại hỗ trợ nào của chính phủ,” ông nói.
“Những gia đình này không có việc làm và thu nhập, và tôi đang tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính và các hỗ trợ khác cho họ, đặc biệt là trong tháng Ramadan.”
RCAA ghi nhận các thành viên của cộng đồng Việt Nam, vốn tị nạn tại Úc cách đây mấy thập niên, đã rất hào phóng và đầy lòng trắc ẩn để biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn bằng hành động nhân đạo cao cả.
Ông Bwe cho biết, trong tuần đầu tiên của tháng Năm, RCAA COVID-19 Relief Taskforce đã hỗ trợ được cho 70 gia đình. Đến tuần thứ hai, con số này tăng lên thành 400 gia đình, và RCAA cũng giúp giới thiệu những người này đến các dịch vụ hỗ trợ khác.
Thật cảm động khi thấy nhiều mạnh thường quân đến từ các cộng đồng tị nạn lâu đời, đóng góp cho xã hội, khi họ nhớ về những trợ giúp mà họ đã nhận được tại Úc khi cần thiết nhất.
Trong số những mạnh thường quân năm nay, có một cậu bé chỉ mới 6 tuổi. Ông Bwe kể rằng khi thấy ba đọc tin tức trên máy tính, cậu đã hỏi ba đang xem gì thế.
Ba cậu mới kể về tổ chức RCAA đang giúp đỡ những gia đình tị nạn gặp khó khăn trong đại dịch như thế nào. Thế là cậu bé đi vào phòng ngủ, lấy số tiền xu ít ỏi của mình đưa hết cho ba và nói: “Ba có thể bỏ số tiền này vào trong máy tính để giúp những người ấy được không?”
“Hành động này thật sự phản ảnh tinh thần Úc. Đó là tình bạn, sự hào phóng và lòng tốt,” ông Bwe nói.
Tôi không thể tưởng tượng nổi, một cậu bé 6 tuổi sẵn sàng cho đi tất cả số tiền xu của mình.
“Dĩ nhiên ba của cậu cũng đóng góp thêm vào đó nữa.”
RCAA hiện cũng kêu gọi các mạnh thường quân đóng góp máy tính bảng và máy tính xách tay cho trẻ em, vì nhiều gia đình tị nạn chỉ có một thiết bị, trong khi có đến 2-3 đứa con phải học tại nhà trong mùa dịch.
Ông Bwe hy vọng nếu mô hình tại Victoria tỏ ra hiệu quả, thì có thể nhân rộng ra các tiểu bang khác như New South Wales và Tasmania.
“Chúng tôi không biết những nhu cầu trong tương lại sẽ là gì, nhưng nếu có nhu cầu, chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục,” ông nói. “Ngoài ra, nó sẽ cho chúng tôi thêm thời gian tiếp cận với nhiều đối tượng hơn để kêu gọi đóng góp.”
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
Chính phủ liên bang có một ứng dụng để tìm nguồn lây nghiễm coronavirus tên COVIDSafe có sẵn để tải về từ chợ ứng dụng (Google Play hay App Store).
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại