Saif Alnajam đã mong chờ một cuộc sống mới ở Melbourne sau khi được cấp visa 476 sau tốt nghiệp và được tuyển dụng vào vị trí kỹ sư xây dựng.
Anh chuẩn bị hành lý, bán đồ đạc và tạm biệt ngôi nhà mà anh đã ở 19 năm tại Malaysia.
Thế nhưng COVID-19 đã cản trở giấc mơ làm việc ở Úc của chàng trai 28 tuổi khi vào tháng 3/2020, chính phủ liên bang tuyên bố đóng cửa biên giới nhằm kiểm soát đại dịch.
Visa của Alnajam đã được Bộ Nội vụ gia hạn đến tháng 3/2021, nhưng lại không được gia hạn lần hai, mặc dù biên giới Úc khi đó vẫn đóng cửa. Quyết định này đã khiến anh suy sụp.
“[Việc bị từ chối] khiến tôi rất đau khổ vì đó là ước mơ mà tôi đã hướng tới trong rất nhiều năm, và mọi nỗ lực của tôi đều đổ bể mà không phải do lỗi của tôi,” anh nói với .
Theo lộ trình mở cửa trở lại, Úc đã cho phép những người giữ visa tạm trú, di dân tay nghề và sinh viên quốc tế nhập cảnh từ tuần trước.
Bộ Di trú cũng cho phép những người giữ visa làm việc sau tốt nghiệp 485 được nhận visa thay thế nếu visa ban đầu của họ đã hết hạn do lệnh đóng cửa biên giới.
Thế nhưng hàng trăm sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật, trong đó có Alnajam, đã bị bỏ rơi.
Trong năm 2019, Úc có 25,350 sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật và gần 75% trong số đó là sinh viên quốc tế. Quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào người nhập cư để lấp đầy sự thiếu hụt kỹ năng trong ngành.
“Tại sao họ lại gia hạn cho tôi lần đầu mà không phải là lần thứ hai, khi biên giới vẫn đóng cửa và tôi vẫn chưa thể đến Úc?” anh nói.Trong khi đó, Úc tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu kỹ năng nghiêm trọng trong ngành kỹ thuật và các chuyên gia cho rằng cần có những người như Alnajam để lấp đầy khoảng trống này.
Mr Alnajam and hundreds of other engineering graduates say they have been ignored by the government's visa-replacement strategy. Source: Supplied/Saif Alnajam
“Sự thực là nếu không có thêm nhân lực với những kỹ năng mà chúng ta cần, các doanh nghiệp sẽ ngày càng khó khăn hơn,” Giám đốc điều hành Australian Industry Group, ông Innes Wilcox nói.
Dân số Úc dự kiến sẽ tăng lên gần 31 triệu người vào năm 2030, nhưng do đại dịch, con số này đã giảm xuống còn 29.3 triệu người.
Tốc độ tăng trưởng dân số trung bình trước đại dịch là 1.5% dự kiến sẽ không hồi phục cho đến năm 2024-25, theo dự báo được đưa ra hôm thứ Hai.
Điều đó khiến cho Úc không có những người nhập cư có tay nghề cao như Alnajam để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
“Các nền kinh tế phát triển, trong khoảng 50 năm trở lại đây, đã dựa vào tăng trưởng dân số để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,” cựu quan chức Bộ Di trú Abul Rizvi nói.
Các ngành kỹ nghệ khác cũng đang bị cản trở bởi tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề. Thủ tướng Scott Morrison hôm thứ Hai đã thông báo về các vị trí học nghề vận tải đường bộ mới.
“Chính phủ của chúng tôi đang đầu tư vào các kỹ năng và đào tạo mà người Úc cần để có được những công việc đó, và trong những năm tới, đây sẽ là thách thức chính đối với nền kinh tế của chúng ta,” ông nói.
Hiện tại Alnajam và các đồng nghiệp tốt nghiệp ngành kỹ thuật của mình vẫn tiếp tục vận động chính phủ liên bang để có được câu trả lời thoả đáng.
“Thật không thể tin được… khi bạn đã lên kế hoạch cho một điều gì đó, bạn đã nỗ lực hết sức, thế mà bạn thậm chí không nhận được bất kỳ lời giải thích nào về việc tại sao bạn không thể nhập cảnh Úc.”
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại