Những câu hỏi cần tránh khi đi phỏng vấn xin việc

Trong các buổi phỏng vấn xin việc, các nhà tuyển dụng thường đột ngột ‘xoay thế trận’ bằng một câu hỏi dành cho ứng viên: “Anh/Chị có câu hỏi gì cho chúng tôi không?” Khoan hãy bàn đến việc nên hỏi gì, điều dễ nhất là phải biết nên tránh hỏi gì.

Job Interview

Source: Envato- license bought

Quá trình chuẩn bị CV đi xin việc, nộp đơn, chờ đợi mòn mỏi để nhận một cú điện thoại mời đi phỏng vấn là cả một giai đoạn dài đằng đẵng. Để rồi khi được mời đi phỏng vấn, chúng ta phải chuẩn bị vô cùng kĩ lưỡng từ đầu đến chân, cả nghĩa bóng và nghĩa đen.

Chúng ta dành thời gian để tìm hiểu về vị trí công việc và công ty mà mình xin vào. Chúng ta trau dồi thêm một số kiến thức chuyên ngành, tự nhẩm đi nhẩm lại phần giới thiệu bản thân. Có cả ty tỷ thứ để ghi nhớ.

Vậy thì các ứng viên xin việc cần phải ghi nhớ thêm một điều nữa, đó là câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ ‘lật ngược thế cờ’ và hỏi quý vị. Tưởng chừng như câu hỏi đó vô hại, nhưng thực chất lại có thể tai hại nếu quý vị chọn sai câu hỏi và cách hỏi.

Nên ghi nhớ, mục đích duy nhất của buổi phỏng vấn này là để nhà tuyển dụng xác định xem quý vị có thực sự là mảnh ghép còn sót lại mà công ty họ cần hay không.

Và những câu hỏi sau là thứ mà quý vị tuyệt đối nên tránh.

“Hoạt động chính của công ty này là gì?”

Câu hỏi này sẽ vô cùng thiếu suy nghĩ, vì nó thể hiện ra là quý vị chẳng chịu tìm hiểu gì về công ty và vị trí mà mình xin vào. Một ứng viên thiếu sự chuẩn bị, thiếu sự chu đáo và chẳng mấy quan tâm đến công ty mà họ cất công đi phỏng vấn. Nếu là nhà tuyển dụng, quý vị nghĩ mình có muốn nhận vào nhân viên như vậy?

“Mức lương của tôi là bao nhiêu?”

Thừa nhận rằng thông tin này là vô cùng quan trọng để bàn đến, nhưng để là câu hỏi đầu tiên mà ứng viên dành cho nhà tuyển dụng thì tuyệt đối không nên chút nào.

Một khi ứng viên nêu câu hỏi này lên, tự họ đã huyễn hoặc rằng công ty đã quyết định nhận họ rồi. Đó là chưa nói đến thái độ dù có lịch sự đến cách nào, cũng sẽ làm cho các nhà tuyển dụng phật ý. Hãy để dành câu hỏi này lại cho phần trao đổi thân mật hơn sau cuộc phỏng vấn nếu quý vị thực sự vô cùng tò mò.
Most uni graduates in work by three years
Most uni graduates in work by three years Source: Getty Images

“Tôi phải làm bao nhiêu tiếng?”/ “Tôi có phải làm nhiều hơn thời gian quy định?”

Lại là một câu hỏi mà quý vị nên để dành lại nếu như đã chính thức được nhận vào công ty. Một khi được nhận vào rồi thì quý vị có muốn hỏi trên trời dưới đất thế nào, cũng sẽ không bị đánh giá là thiếu lễ độ.

“Cơ hội thăng tiến dành cho vị trí này có cao không?”

Cầu tiến là tốt, nhưng lưu ý, quý vị còn chưa chứng minh được bản thân mình ở công việc mà quý vị đang xin vào.

“Các chế độ và quyền lợi khác là gì?”

Luôn luôn để câu hỏi này lại ở cuối buổi phỏng vấn, đặc biệt là khi quý vị nhận được tín hiệu là công ty sẽ nhận mình. Nếu không chắc chắn thì có thể không nhất thiết phải hỏi vào lúc đó.

Thêm nữa là có không ít công ty đã trình bày về mức lương cơ bản và quyền lợi nhân viên trực tiếp trong phần tuyển nhân viên rồi. Nếu quý vị chịu khó đọc kĩ, có lẽ sẽ tốt hơn.

“Tôi có thể đến làm sớm, hoặc về muộn hơn miễn như tôi hoàn thành phần việc của mình?”

Cố gắng điều chỉnh lịch làm việc trước khi được nhận việc có lẽ là hơi quá sức của quý vị.

Tránh hỏi toàn bộ các câu hỏi đời tư cá nhân, trực tiếp đến người phỏng vấn.

Ví dụ như khi thấy người phỏng vấn là phụ nữ đang mang thai, không cần phải hỏi “Chị dự sanh vào tháng nào?”

Tháng nào thì cũng không phải là chuyện của quý vị, chuyên môn của quý vị lúc này là thuyết phục nhà tuyển dụng trao việc cho mình.

“Phần phỏng vấn của tôi có tốt không? Quý vị nghĩ tôi thể hiện tốt không?”

Cần thiết để nghe phản hồi của nhà tuyển dụng để có thể làm tốt hơn vào những lần phỏng vấn khác trong tương lai. Thế nhưng chỉ để dành câu hỏi này sau khi nhận được câu trả lời rằng họ nhận hay từ chối nhận quý vị.

Câu hỏi tệ nhất trong các câu hỏi mà quý vị cần nên tránh, đó là “Tôi không có câu hỏi nào cả”.

Có nhà tuyển dụng sẽ thoải mái cho qua, nhưng cũng không ít nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận không tốt về điều đó.

Đặc biệt là đối với những công việc yêu cầu các kĩ năng giao tiếp cao.

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 17 September 2018 3:43pm
By Minh Phuong

Share this with family and friends