Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, trong một động thái hiếm hoi chỉ trích Bắc Kinh, cho biết như một phần của thỏa thuận giữa WHO và chính phủ Trung Quốc.
Highlights:
- Tổng giám đốc WHO cho biết nhóm điều tra nguồn gốc coronavirus vẫn chưa được cấp phép nhập cảnh Trung Quốc
- Sứ mệnh này là ưu tiên hàng đầu của cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc
- Một số nước hiện cân nhắc việc trì hoãn liều thứ hai hoặc kết hợp nhiều loại vắc-xin do thiếu nguồn cung
“Hôm nay, chúng tôi được biết các quan chức Trung Quốc vẫn chưa hoàn tất các giấy phép cần thiết để nhóm chuyên gia nhập cảnh,” ông nói trong một cuộc họp báo ở Geneva.
“Tôi rất thất vọng trước tin này, vì hai thành viên đã bắt đầu khởi hành, còn những người khác đã không thể đi vào phút chót, nhưng đã liên lạc với các quan chức cao cấp của Trung Quốc.”
Tiến sĩ Tedros cho biết ông đã nói rõ rằng sứ mệnh này là ưu tiên hàng đầu của cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc và được cho biết “Trung Quốc đang đẩy nhanh các thủ tục nội bộ để triển khai sớm nhất có thể”.
“Chúng tôi mong muốn tiến hành nhiệm vụ càng sớm càng tốt,” ông nói.
Các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới dự kiến sẽ đến thành phố Vũ Hán, nơi bắt nguồn đại dịch coronavirus hơn một năm trước.Ông Michael Ryan, Giám đốc Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO, cho biết việc triển khai dự kiến bắt đầu vào thứ Ba tuần này, nhưng các giấy phép cần thiết vẫn chưa được cấp, bao gồm visa.
COVID-19 was first detected in the central city of Wuhan in late 2019, before seeping beyond China's borders to wreak havoc, costing over 1.8 million lives. Source: Getty
Tiến sĩ Ryan cho biết Tiến sĩ Tedros đã “hành động ngay lập tức” và nói chuyện với các quan chức cao cấp của Trung Quốc, và “đã hoàn toàn nhấn mạnh với họ về bản chất quan trọng tuyệt đối của việc này”.
“Chúng tôi hy vọng rằng đây chỉ là một vấn đề hậu cần và thủ tục có thể được giải quyết nhanh chóng,” Tiến sĩ Ryan nói.
Người đứng đầu WHO đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi đại dịch bùng phát hồi đầu năm ngoái.Trong khi đó, chính phủ của một số nước trên thế giới hiện cân nhắc việc , trì hoãn việc tiêm liều thứ hai, hoặc kết hợp nhiều loại vắc-xin từ các nhà sản xuất khác nhau, trong bối cảnh việc triển khai vắc-xin diễn ra chậm hơn dự kiến.
Prime Minister Boris Johnson watches as Jennifer Dumasi receives the Oxford/AstraZeneca COVID-19 vaccine at Chase Farm Hospital in north London on 4 January. Source: AAP
Các quan chức y tế Anh quốc tuyên bố họ sẽ dời thời điểm tiêm liều vắc-xin thứ hai lên đến ba tháng, thay vì 3-4 tuần như được khuyến nghị.
Quyết định này nhằm mở rộng quy mô số lượng người có thể tiếp cận vắc-xin một cách nhanh chóng, ngay cả khi mức độ bảo vệ cá nhân không cao như với liều bổ sung.
Tổ chức Y tế Thế giới hôm thứ Ba đã ủng hộ quan điểm của Anh quốc, và nói rằng liều vắc-xin thứ hai củaPfizer-BioNTech có thể bị trì hoãn một vài tuần “trong các trường hợp ngoại lệ”.
Giới hữu trách Anh quốc cũng cho phép người dân tiêm mũi thứ hai từ một nhà sản xuất vắc-xin khác nếu loại họ tiêm lần đầu đã hết.Thế nhưng Hoa Kỳ đã tỏ ra thận trọng hơn.
Residents of Florida's Cape Coral wait in line to receive a COVID-19 vaccine 30 December, 2020. Source: AAP
Giám đốc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Stephen Hahn hôm thứ Hai nói rằng mặc dù đây là “những câu hỏi hợp lý để xem xét và đánh giá”, các động thái này là “quá sớm và không dựa trên những bằng chứng có sẵn”.
Mỹ đặt mục tiêu chủng ngừa cho 20 triệu người vào tháng 12/2020, nhưng tính đến ngày 4/1, con số này chỉ đạt 4.5 triệu người.
Cả Mỹ và Anh chỉ mới tiêm chủng cho 1.4% dân số của họ, và Âu Châu thậm chí còn thấp hơn.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại