Nhiều người "vô tội" bị Centrelink cáo buộc gian lận tiền phúc lợi

Hệ thống mới của Centrelink đã gửi hàng ngàn bức thư tự động tới những người nhận dư phúc lợi chính phủ và yêu cầu họ trả lại tiền. Đây là kết quả của một hệ thống mới do chính phủ thực hiện, so sánh lợi tức mà người nhận trợ cấp khai với Sở thuế Úc ATO và lợi tức mà họ thông báo với Centrelink, nhằm phát hiện ra các trường hợp gian lận.

Centrelink

Centrelink Source: AAP

Chính phủ gửi "thư đòi nợ" tự động

Hệ thống mới của Centrelink đã gửi hàng ngàn bức thư tự động tới những người nhận dư phúc lợi chính phủ và yêu cầu họ trả lại tiền.

Giám đốc phụ trách của Centrelink nói bất kỳ ai cảm thấy “đã nhận dư tiền trợ cấp hay có thay đổi về lợi tức”, nên viết thư trực tiếp cho ông tại địa chỉ [email protected]

Tuần trước, Hank đã nói chuyện với những sinh viên bị cáo buộc gian lận phúc lợi của chính phủ, mặc dù những người này khăng khăng công nhận họ đã báo cáo lợi tức của mình một cách chính xác.

Đây là kết quả của một hệ thống mới do chính phủ thực hiện, so sánh lợi tức mà người nhận trợ cấp khai với Sở thuế Úc ATO và lợi tức mà họ thông báo với Centralink, nhằm phát hiện ra các trường hợp gian lận.

Khi hệ thống mới (còn gọi là data matching) này phát hiện sự khác biệt, nó sẽ tự động tạo ra một bức thư và gửi tới người nhận trợ cấp.

Số lượng thư tự động gửi từ hệ thống mới được đưa vào hoạt động khoảng sáu tháng trước đã tăng vọt: từ 20.000 trường hợp mỗi năm lên đến 20.000 khiếu nại mỗi tuần.

Hank Jongen, giám đốc quản lý cơ quan Centrelink thuộc Bộ Dịch Vụ Nhân sinh cho biết hệ thống không được thiết kế để buộc tội những người gian lận trợ cấp.
Khi hệ thống mới (còn gọi là data matching) này phát hiện sự khác biệt, nó sẽ tự động tạo ra một bức thư và gửi tới người nhận trợ cấp.
Hệ thống này chỉ để phát hiện ra sự khác nhau giữa thông tin mà người nhận trợ cấp khai với Sở thuế và Centrelink, qua đó cho các cá nhân có cơ hội để sửa chữa những thông tin mà họ đã khai báo.

Chính phủ hy vọng hệ thống này có thể lấy lại hàng tỷ đô la đã trả sai cho người nhận trợ cấp.

Nhiều người nói họ vô tội trước cáo buộc gian lận của chính phủ

Một người đàn ông 25 tuổi  sống tại Sydney là Dave*, người từng nhận tiền trợ cấp của Centrelink khi đang học luật tại trường đại học, cho biết anh đã bị Centrelink yêu cầu phải trả một món nợ mà đáng lý ra anh không hề mắc nợ.

"Tôi là một luật sư. Nếu tôi bị buộc tội gian lận tiền trợ cấp chính phủ, điều này không tốt với tôi chút nào”. Anh viết trong một lá thư gửi đến Hank Jongen với nội dung như vậy

"Khi tôi còn nhận trợ cấp thất nghiệp cho những người trẻ “Youth Allowance” trong 2013-14, tôi đã khai báo một cách chính xác về lợi tức của mình. Vậy tại sao tôi lại bị gửi yêu cầu thanh toán một khoản nợ? Tôi không nợ ai cả. Centrelink  không chứng minh được rằng tôi nợ họ khoản tiền này. Đây thực chất chỉ là một cuộc kiểm toán, thay vì hỏi tôi để biết thêm thông tin thì Centrelink đã vòi tiền của tôi. Họ không có quyền để thực hiện chuyện này”.

"Thu nhập hàng năm, theo phúc trình của ATO, rõ ràng nói đến  các nguồn lợi tức mà chúng tôi nhận được hai tuần một lần. Đó là những gì tôi được yêu cầu khai cáo. Hầu hết các sinh viên đều làm việc phù động và lương hàng năm của họ không được trả một cách thường xuyên. Đó là trường hợp cho tôi. Một số tuần tôi kiếm được rất nhiều, một số tuần khác tôi chỉ kiếm được một ít thôi. Tôi đã khai thuế đúng như vậy. "

Dave cho rằng cách tiếp cận của Centrelink  “không công bằng và tạo ra sự căng thẳng cho người dân, đặc biệt là ngay dịp năm mới". Anh cho biết sẽ khiếu nại với Commonwealth Ombudsman và đã liên hệ với dân biểu tại địa phương của mình.

“Chúng tôi không có nhiệm vụ chứng minh rằng chúng tôi không gian lận phúc lợi. Centrelink không thể ép chúng tôi nợ một món tiền mà không có cơ sở thích đáng. Lý do mà họ đưa ra rằng số tiền chúng tôi kiếm được hàng năm và khai thuế không trùng khớp là chưa thuyết phục”.

Giám đốc Centrelin Hank Jongen thừa nhận sai lầm này và xin lỗi người dân, cho biết vấn đề đã được giải quyết.

Dave * là một trong số hàng trăm người đã chia sẻ câu chuyện của họ để cố gắng chứng minh sự vô tội của mình kho hệ thống của chính phủ làm việc quan lieu và chưa hiệu quả.
"Tôi không nợ ai cả. Centrelink không chứng minh được rằng tôi nợ họ khoản tiền này. Đây thực chất chỉ là một cuộc kiểm toán, thay vì hỏi tôi để biết thêm thông tin thì Centrelink đã vòi tiền của tôi. Họ không có quyền để thực hiện chuyện này". Dave
Nhiều sinh viên cho biết Centrelink buộc tội họ gian lận phúc lợi và cáo buộc họ nợ chính phủ hàng ngàn đô la.

Một phụ nữ Brisbane 29 tuổi là Sarah Fielding cho biết cô nhận được các cuộc gọi hàng ngày từ một số không rõ nguồn gốc. Ban đầu cô bỏ qua, thế nhưng  sau đó cô phát hiện ra đây là số của một người đòi nợ đại diện cho Centrelink. Cô đã ngừng nhận tiền trợ cấp cách đây ba năm,  sau khi dựa vào số tiền này để sống khi đang đi học và làm việc bán thời gian trong sáu tháng.

"Tôi liên tục nhận được các cuộc gọi và tôi bỏ qua chúng vì cuộc gọi không hiển thị số. Rồi sau đó có tin nhắn đòi nợ và tôi nghĩ rằng đây chỉ là thư rác hay lừa đảo mà thôi. Nhưng sau đó một người bạn cùng nhà của tôi làm kế toán nói cho tôi biết chuyện này”.

"Vì vậy, tôi gọi điện cho Centrelink và họ nói rằng  họ muốn tôi trả lại $ 4.000.”
Tin nhắn từ công ty đòi nợ đại diện cho Centrelink
Tin nhắn từ công ty đòi nợ đại diện cho Centrelink Source: ABC Australia
Sarah khẳng định cô đã khai báo thu nhập của mình một cách chính xác và sau khi thảo luận về tình hình của cô với một nhân viên của Centrelink, họ nghĩ rằng nguyên nhân gây ra rắc rối của cô là từ một trục trặc trong hệ thống máy tính.

Hai trong số các công ty cô làm việc  đã sử dụng và ghi danh tên thương mại khác nhau với ATO. Vì vậy, trong khi Sarah cho biết,cô làm việc tại Suncorp và Hair Candy trên tờ khai Centrelink, thì tên này trong hồ sơ của ATO lại khác biệt.

"Vì vậy, họ nghĩ rằng tôi đã làm việc tại bốn nơi khác nhau trong khi tôi chỉ làm hai chỗ thôi," cô nói.

Trong khi cô đã thu thập payslips (giấy trả lương) để giải quyết vấn đề với Centrelink thì những người đòi nợ vẫn tiếp tục làm phiền bằng các cuộc gọi điện hang ngày.

Sarah cho biết những người đòi nợ nói cô nên trả tiền ngay bây giờ và nếu Centrelink nhận thấy cô nhận đúng tiền trợ cấp, họ sẽ hoàn tiền. Nếu không cô sẽ có tên trong “sổ đen” của chính phủ về nợ xấu.

Giám đốc Hank Jongen từ Bộ Dịch vụ Nhân sinh thì không khuyến khích người dân trả món nợ mà họ cho là không công bằng. Thay vào đó, ông nói rằng mọi người nên nộp đơn xin gia hạn khoản nợ, trong khi thu thập tài liệu để chứng minh cho trường hợp của mình. Theo Hank, thời gian gia hạn tối thiểu nhất định  là 21 ngày.

Tiến sĩ Cassandra Goldie từ Hội đồng Dịch vụ Xã hội Úc cho đài ABC biết bà sẽ viết thư cho chính phủ để yêu cầu họ ngăn chặn các thư tự động được gửi đi.

"Chúng tôi viết thư cho Bộ trưởng Bộ dịch vụ nhân sinh để phản ảnh việc người dân bị ảnh hưởng bởi hệ thống này. Họ cần có thời gian để giải quyết vấn đề”.

Share
Published 28 December 2016 3:58pm
Updated 28 December 2016 5:17pm
By Bích Ngọc
Source: ABC Australia

Share this with family and friends