Theo đưa tin, mới hồi đầu tuần, một cặp vợ chồng người Anh đã bị tuyên án tù vì đã tìm cách đưa lậu 12 người Việt Nam vào Anh qua đường hầm Eurotunnel nối từ châu Âu sang Anh vào tháng Bảy.
Trong chiếc xe tải bị cảnh sát bắt giữ có 4 người đàn ông, 5 phụ nữ và 3 trẻ em Việt Nam, được giấu trong các lốp xe.
Rất nhiều người Việt đã được đưa vào Anh bằng con đường như vậy. Những người này sau đó tìm việc làm chui ở các nhà hàng, siêu thị người Việt và các tiệm nail, trong các trại trồng cần sa, thậm chí trong cả ngành mại dâm.
Những lời hứa hẹn về một tương lai xán lạn đã hấp dẫn rất nhiều người ở Việt Nam, những người có học vấn thấp, lao động chân tay hoặc thất nghiệp. Họ đã dấn thân đến Anh bằng con đường bất hợp pháp, và rất tốn kém, với chi phí có thể lên tới 30,000 bảng Anh.
Những lời hứa hẹn về một tương lai xán lạn đã hấp dẫn rất nhiều người ở Việt Nam, những người có học vấn thấp, lao động chân tay hoặc thất nghiệp. Họ đã dấn thân đến Anh bằng con đường bất hợp pháp, và rất tốn kém, với chi phí có thể lên tới 30,000 bảng Anh. Số tiền này có thể là tài sản của cả gia đình hoặc từ việc vay mượn với hi vọng sẽ tìm được một công việc ở Anh để trả số nợ này.
Việc đưa lậu người vào Anh được xem như một ngành kinh doanh hái ra tiền.Theo , có một hệ thống đưa lậu người Việt sang Anh với hai mức giá khác nhau. Những ai chọn dịch vụ ‘cao cấp’ sẽ phải trả khoảng 33,000 bảng Anh và được hứa hẹn sang Anh với con đường ngắn nhất và mức rủi ro thấp nhất. Con đường này sẽ đưa người nhập cư bay thẳng đến Ireland hoặc Hòa Lan bằng visa hợp pháp, sau đó đi phà vào Anh.
Con đường thứ hai ‘phổ thông’ hơn và ít tốn kém hơn, khoảng 10,000 đến 20,000 bảng Anh. Đó là con đường dài đi qua Nga, sau đó xuyên qua Đông Âu, dừng chân nghỉ tại Pháp trước khi đi qua đường hầm Eurotunnel trong những chiếc xe tải.
Và khi đến nơi, những di dân bất hợp pháp này trở nên bơ vơ giữa chốn đất khách với một khoản nợ khổng lồ trên vai, điều này dẫn đến việc họ bị bóc lột sức lao động hay bị lạm dụng mà không dám kêu cứu.
Một phụ nữ đã khai lại quá trình bị đưa lậu sang Anh
“Tôi được hứa hẹn là cuộc sống tương lai sẽ như một bà hoàng ở Anh, thức ăn ngon, quần áo đẹp, công việc nhẹ nhàng với mức lương cao.
“Tôi kỳ vọng sẽ có một mức sống cao. Tôi lên máy bay, sau đó lên xe hơi rồi xe tải, nhưng tôi không biết họ đã đưa tôi đi qua những nước nào.
“Tôi đi mất hai tháng. Không có chuyện bạo lực hay bóc lột trên đường nhưng chuyến đi đó rất vất vả. Chuyến đi tốn kém hơn thỏa thuận lúc đầu và tôi không có được công việc mà họ hứa hẹn với tôi.”
Có những người may mắn đã vào Anh trót lọt, nhưng không thể phủ nhận những chuyến đi như vậy rất nguy hiểm. Nguy cơ thiếu thốn chỗ ở, thức ăn, quần áo ấm trên đường đi luôn chờ trực xảy ra. Và khi đến nơi, những di dân bất hợp pháp này trở nên bơ vơ giữa chốn đất khách với một khoản nợ khổng lồ trên vai, điều này dẫn đến việc họ bị bóc lột sức lao động hay bị lạm dụng mà không dám kêu cứu.Rất nhiều vụ ở lậu tại Anh bị phát hiện có liên quan đến trẻ vị thành niên, hầu hết trong độ tuổi từ 14 – 17 và phải làm việc trong điều kiện hết sức nguy hiểm, như trong các trại trồng cần sa.
Nhiều vụ ở lậu bị phát hiện có liên quan đến trẻ vị thành niên làm việc tại các trại trồng cần sa Source: Wikimedia
Theo một phúc trình của Cao ủy chống tình trạng nô lệ tại Anh quốc, có nhiều trường hợp nạn nhân Việt Nam bị bắt ép trồng cần sa. Họ đã bị ‘tội phạm hóa’ vì những công việc mà họ bị buộc phải làm.
“Hình thức nô lệ hiện đại này đang rất phổ biến trong những người Việt Nam,” phúc trình viết.
Phúc trình cũng đề xuất chính phủ Anh quốc cần có các biện pháp quản lý các tiệm nail chặt chẽ hơn nhằm ngăn ngừa chuyện các cơ sở này trở thành các điểm lao động bất hợp pháp hay bóc lột lao động.
“Mặc dù các tiệm nail rất được chuộng và có nhiều người làm việc trong nghề này, nghề làm nail vẫn là ngành ít có quy định và những quy định hiện nay dường như chỉ mang tính tự nguyện," phúc trình viết.
Phúc trình kêu gọi Bộ Nội vụ Anh xem xét phương án cấp giấy phép cho các tiệm nail.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại