Theo một phúc trình của Hội Chữ thập đỏ Úc Châu, những món quà mà người Úc đóng góp tự nguyện cho các quốc gia láng giềng tại Thái Bình Dương sau thiên tai có thể gây hại, thay vì mang lại lợi ích thiết thực.
Các tổ chức cứu trợ thế giới đã đưa lời thỉnh cầu tới người dân Úc về việc tránh tặng hàng hóa không cần thiết cho người dân ở vùng thiên tai, vì những mặt hàng vô ích sẽ bị ném vào bãi rác.
- Những món hàng cứu trợ to và cồng kềnh sẽ tốn hàng triệu đô la để cất giữ trong khách kho hàng.
- Các nhân viên cứu cấp phải dành thời gian để lựa chọn sắp xếp các mòn hàng này, thay vì tập trung vào công việc cứu trợ nhận đạo.
- Chi phí để giải quyết hậu quả của thiên tai, bão lụt thường được dành phần lớn cho chính quyền địa phương, nơi cần phải khắc phục thảm họa thiên tai.
- Các tổ chức từ thiện cho rằng cách tốt nhất để giúp người dân trong vùng bị thảm họa do thiên tai, chiến tranh là gửi tiền mặt.
Phúc trình này là phần đầu tiên của bản nghiên cứu và kiểm tra các gánh nặng tài chính thường của việc giải quyết các hàng hoá không phù hợp mà người dân Úc gửi tới những vùng chịu thảm họa.
Joanna Pradela, Chủ tịch Hội đồng Phát triển Quốc tế Úc, đồng thời là người đứng đầu Ban chính sách và vận động quỹ phát triển quốc tế (ACFID), cho biết người Úc "cực kỳ hào phóng" trong việc cứu trợ khi bất cứ một thảm họa nào xảy ra.
“Người Úc thường muốn giúp đỡ các cộng đồng không may bị ảnh hưởng bởi thiên tai bằng mọi khả năng mà họ có thể”.
Phúc trình cho thấy rằng sau khi cơn bão Pam xảy ra vào năm 2015, người Úc đã gửi hơn 70 container hàng hóa tới Vanuatu, bao gồm các mặt hàng như giày cao gót, túi xách, chăn lông và thực phẩm đóng hộp.
Nhưng gần một năm sau khi cơn lốc xoáy, 18 trong số 70 container này vẫn chưa đến được địa điểm cần thiết.
"Nhân viên chúng tôi phải xem xét, phân loại, và chia mặt hàng vào những nhóm khác nhau. Thường thì quần áo và thực phẩm sẽ bị quẳng đi”. Joanna Pradela
Bà Pradel, chủ tịch Hội đồng Phát triển Quốc tế Úc cho biết họ tốn chi phí là gần 2 triệu đô la để lưu kho, và hơn một nửa trong số các thực phẩm đóng hộp đã hết hạn.
Sau khi cơn bão Winston xảy ra, Hội Chữ thập đỏ Úc cho biết các thiết bị thể thao, cưa sắt, thảm và áo len đã làm tắc nghẽn các phi trường và bến cảng của Fiji.
Nếu các mặt hàng quyên góp, được gửi đến cơ quan cứu trợ, những nhân viên cứu trợ nhân đạo buộc phải sắp xếp, phân loại các mặt hàng này thay vì đi cứu giúp những người gặp nạn."Nhân viên chúng tôi phải xem xét, phân loại, và chia mặt hàng vào những nhóm khác nhau. Thường thì quần áo và thực phẩm sẽ bị quẳng đi”.
Thực phẩm đóng hộp bị hết hạn một nửa Source: ABC Australia
"Vì khi chúng tôi tính toán chi phí vận chuyển, bảo quản, lưu kho và chi phí phân phối, nó có khả năng vượt xa giá trị của các mặt hàng này."
Chi phí quyên góp thường được dùng để giúp chính quyền địa phương xây dựng hạ tầng cơ sở và đối phó với thiên tai.
"Rất ít quốc đảo ở Thái Bình Dương có đủ nguồn lực để đối phó với cơn bão hàng năm ập vào bờ biển của họ", Pradel cho biết.
Các cơ quan cứu trợ cho biết điều tốt nhất Úc có thể làm gì để giúp đỡ những người cần hồi phục sau một thảm họa nhân đạo là tặng tiền mặt.
"Khi mọi người đưa tiền mặt, các cơ quan viện trợ có thể giúp đỡ nạn nhân một cách hiệu quả nhất, như cung cấp vải bạt với số lượng lớn để họ nằm ngủ hoặc phân phát cho cácình tiền mặt để mua những gì họ cần từ một ngôi chợ tại địa phương," Steve Ray, nhân viên ứng phó thiên tai và khủng hoảng của Hội Chữ thập đỏ Úc cho biết.