Nghiên cứu của Nam Phi nói vắc-xin AstraZeneca không đủ hiệu quả chống lại biến chủng

Thế nhưng giới chức y tế thế giới, kể cả WHO vẫn ủng hộ vắc-xin AstraZeneca, nói rằng vắc-xin này hiệu quả. Nếu không, loài người phải đối mặt với cuộc chiến lâu dài và tốn kém hơn rất nhiều

A bottle of the AstraZeneca COVID-19 vaccine at a vaccination centre in Melun, France.

A bottle of the AstraZeneca COVID-19 vaccine at a vaccination centre in Melun, France. Source: ABACA

Highlights
  • Giới chức y tế thế giới và WHO đều cho rằng vắc-xin AstraZeneca hiệu quả và kêu gọi người dân "đừng hốt hoảng"
  • Nghiên cứu của Nam Phi thì chứng minh vắc-xin này không hiệu quả ngay cả đối với những triệu chứng nhẹ.
  • Phía giới chức y tế phản biện rằng nghiên cứu của Nam Phi nhỏ và hai mũi tiêm cách nhau quá gần.
Viễn cảnh về loại biến chủng Nam Phi có thể tiến hóa và chống lại vắc-xin là một trong những rủi ro lớn mà thế giới đang phải đối mặt trong bối cảnh các quốc gia đang triển khai chương trình vắc-xin trong năm nay.

Nam Phi, nơi xuất hiện loại biến chủng gây nên hàng loạt ca nhiễm mới, ban đầu đã thông báo tạm dùng việc triển khai vắc-xin AstraZeneca.

Nhưng hôm Thứ Hai 8/2, giới chức y tế nước này lại nói rằng họ vẫn tiếp tục triển khai vắc-xin theo “cách thức từng bước”, cung cấp ra 100,000 mũi chích và tiếp tục quan sát liệu vắc-xin có thể ngăn chặn được các ca nhập viện và ca tử vong hay không.

“Còn quá sớm để loại bỏ vắc-xin,” ông Richard Hatchett, CEO của Tổ chức Cải tiến Chuẩn bị cho Đại dịch, một tổ chức triển khai chương trình cung cấp vắc-xin đến các nước nghèo.

Có hơn 330 triệu liều vắc-xin AstraZeneca mà COVAX tập trung triển khai trong giai đoạn đầu tiên tại các nước nghèo bắt đầu trong tháng này.

“Thế giới đã đầy những loại virus mà vắc-xin AstraZeneca được biết sẽ chống lại được,” ông Hatchett nói.
In this photo illustration the medical syringe is seen with AstraZeneca company logo displayed on a screen in the background (Photo by Rafael Henrique / SOPA Images/Sipa USA)
Australia's medical regulator has given the AstraZeneca vaccine a green signal for use. Source: AAP
Giáo sư Salim Abdool Karim, đồng chủ tịch của ủy ban Cố vấn Bộ trưởng Nam Phi về COVID-19, nói rằng vẫn còn quá sớm để kết luận rằng vắc-xin AstraZeneca không thể ngăn chặn bệnh dịch nghiêm trọng do biến chủng đang lây lan gây nên.

Nếu vắc-xin không hiệu quả trong việc chống lại biến chủng đang tiến hóa, thì đó là một dấu hiệu xấu đối với các loại vắc-xin khác, cho thấy virus có thể thay đổi và phá hỏng mọi nỗ lực của các nhà khoa học.

Thông điệp chung từ WHO và những tổ chức khác là “đừng hoảng hốt”. Một số giới chức y tế toàn cầu lưu ý rằng nghiên cứu của Nam Phi là nghiên cứu nhỏ và việc kiểm nghiệm đã tiến hành theo cách tiêm 2 mũi trong khoảng thời gian ngắn, chỉ 4 tuần, dù bằng chứng cho thấy vắc-xin hoạt động tốt hơn khoảng cách giữa hai mũi tiêm dài hơn.

Trưởng nhóm điều tra của cuộc thử nghiệm Nam Phi trả lời Reuters rằng ông tin rằng vắc-xin đóng vai trò quan trọng ở châu Phi và toàn cầu, và 1 triệu liều vắc-xin ở Nam Phi sẽ hết hạn sử dụng vào tháng Tư nên sẽ được triển khai nhanh chóng để không bị lãng phí.

Các chính phủ phương tây đã lên tiếng ủng hộ các loại vắc-xin, nhiều loại trong đó đã được phê chuẩn.
Anh quốc cho đến nay là quốc gia đã chủng ngừa dân số nhiều nhất. Quốc gia này cũng đang phải đối phó với một loại biến chủng khác cũng lây lan nhanh không kém mà vắc-xin đã được chứng minh có hiệu quả.

“Chúng tôi nghĩ răng cả hai loại vắc-xin mà chúng tôi hiện đang sử dụng đều hiệu quả trong việc chấm dứt bệnh dịch và tử vong,” Thủ tướng Anh Borris Johnson nói trước phỏng viên.

Anh quốc đang sử dụng vắc-xin Pfizer.

Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran hi vọng vắc-xin sẽ giúp đẩy mạnh chương trình chủng ngừa ở nước này, ông nói vắc-xin AstraZeneca cung cấp đủ sự bảo vệ chống gần như mọi loại biến chúng.

Nhưng nếu vắc-xin không hoạt động hiệu quả như mong đợi đối với loại biến chủng mới, thì thế giới có thể phải đối mặt với một cuộc chiến chống lại virus dài hơn và tốn kém hơn những gì con người suy đoán.

Loại biến chủng Nam Phi đã có mặt ở gần 40 quốc gia, trong đó có cả Hoa Kỳ.

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 9 February 2021 4:24pm
Updated 9 February 2021 4:31pm
By Hương Lan

Share this with family and friends