Tuyên bố của bộ trưởng về chênh lệch lương bổng do giới tính, không chính xác

Minister for Women Marise Payne

Foreign Minister, Marise Payne. Source: AAP Image/Dean Lewins

NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC TUYÊN BỐ

Chính phủ liên đảng đã thu hẹp khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính.

NHẬN ĐỊNH CỦA AAP FACTCHECK

Sai lạc. Khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính được thu hẹp dưới thời của liên đảng, nhưng các chuyên gia nói động lực chính là các bộ luật về bình đẳng nơi làm việc được Labor (Đảng Lao động) đưa vào áp dụng vào năm 2012.

Bộ trưởng về Phụ nữ  dùng cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh vào  (Ngày Quốc tế Phụ nữ) để tuyên bố rằng chính phủ liên đảng đã làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn cho người lao động nữ bằng cách thu hẹp khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính.

Tuy nhiên, tuyên bố của bà là sai lạc. Mặc dù sự khác biệt về lương bổng giữa nam giới và phụ nữ đã và đang được thu hẹp kể từ khi liên đảng lên cầm quyền vào năm 2013, nhưng tác động của những chính sách mới của chính phủ về việc thu hẹp khoảng chênh lệch này còn hạn chế. Nhiều chuyên gia cho AAP FactCheck biết rằng động lực chính cho việc thu hẹp khoảng chênh lệch lương bổng là Workplace Gender Equality Act (Đạo luật Bình đẳng Giới nơi Làm việc) mà có hiệu lực vào năm 2012 dưới thời của chính phủ Lao Động trước đó.

người cũng là bộ trưởng ngoại giao của Úc, đã đưa ra tuyên bố này vào ngày 8 tháng 3 trên Đài 2GB ở Sydney sau một câu hỏi về việc chính phủ của bà có đã và đang làm cho cuộc sống “tốt đẹp hơn so với các chính phủ Lao Động trước đó" cho phụ nữ ở Úc không.

: “Chúng tôi đã thu hẹp khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính. Khoảng chênh lệch đó hiện là 13,8 phần trăm và trước đó đã là 13,4 (phần trăm), nhưng khoảng chênh lệch này dĩ nhiên đã bị COVID phá hỏng.” (ở đoạn ghi âm 7 phút 43 giây)

Khi được AAP FactCheck liên lạc về cơ sở cho tuyên bố này, văn phòng của Thượng Nghị sĩ Payne nói trong một tuyên bố: “Chính phủ Morrison đã thu hẹp khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính, xuống đến mức kỷ lục – 13,4 phần trăm vào tháng 11 năm 2020. Khoảng chênh lệch này hiện ở mức 13,8 phần trăm, đó là 3,6 phần trăm thấp hơn so với mức chúng tôi thừa kế từ Lao Động vào năm 2013.”

Thuật ngữ ‘chênh lệch lương bổng do giới tính’ nói đến . Ở Úc, sự khác biệt này được tính toán bằng cách so sánh số tiền kiếm được toàn thời thông thường trung bình hàng tuần của nam giới và phụ nữ trong khắp tất cả các ngành kỹ nghệ sử dụng  (xin xem bảng 2). Kết quả này được thể hiện bằng một con số phần trăm, tiêu biểu cho mức trung bình được trả cho nam giới.

 (trang 11-12) bao gồm gánh nặng không cân xứng về trách nhiệm chăm sóc gia đình mà phụ nữ gánh vác, và tỉ lệ đại diện thấp của nữ giới trong các vị trí cao cấp, các quá trình tuyển chọn và thăng tiến phân biệt đối xử, và bị quấy rối tình dục ở nơi làm việc.

Lương bổng chênh lệch do giới tính không giống với lương bổng bất bình đẳng, vốn nói đến .

 được thu thập và công bố mỗi năm hai lần bởi  (Cơ quan về Bình đẳng Giới nơi Làm việc), một cơ quan chính phủ được thành lập vào năm 2012 theo đạo luật này, nhằm thúc đẩy và cải thiện bình đẳng giới ở các nơi làm việc của Úc.

Vào thời điểm viết bài này, , như được Thượng Nghị sĩ Payne nêu ra một cách chính xác. Cơ quan này cũng công bố  ngược trở về năm 2011. AAP FactCheck tái tạo biểu đồ này sử dụng dữ liệu được điều chỉnh theo từng thời điểm của ABS về số tiền kiếm được và mở rộng khung thời gian của dữ liệu này ngược trở về năm 2000.

Khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính của Úc (%)
AAP Factcheck
Source: AAP Factcheck
Dữ liệu này cho thấy khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính đạt đến mức thấp là 13,4 phần trăm vào tháng 11 năm 2020. Khoảng chênh lệch này tăng lên thành 14,2 phần trăm vào tháng 5 năm 2021  vào tháng 11 năm 2021.

Vì vậy, Thượng Nghị sĩ Payne cũng đúng khi cho thấy rằng khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính là 13,4 phần trăm trước đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, tuyên bố của bộ trưởng rằng chính phủ liên đảng đã thu hẹp khoảng chênh lệch này, là kém rõ ràng.

Ba chuyên gia cho AAP FactCheck biết rằng động lực cốt lõi của việc thu hẹp khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính trong thập niên qua là , đòi hỏi các công ty thuộc khối tư nhân có 100 nhân viên hoặc hơn  (trang 5) bao gồm thành phần theo giới tính trong lực lượng lao động, những khác biệt về lương bổng giữa nam giới và phụ nữ, và phân biệt đối xử do giới tính.

Theo  (điều 19), bộ trưởng cần phải định ra các tiêu chuẩn báo cáo mới đối với các chủ nhân, trước ngày 1 tháng 4 năm 2014.

 của  (GIWL) (Viện Toàn cầu về Vai trò Lãnh đạo của Nữ giới) – một viện nghiên cứu và bênh vực phụ nữ do bà Gillard sáng lập và có trụ sở tại  (Đại học Quốc gia Úc) – nói rằng khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính đã giảm đều đều từ khi những đòi hỏi về việc báo cáo được thực thi vào năm 2014. Việc này làm đảo ngược một xu thế tăng lên trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2014 (trang 10).

Một trong các tác giả của báo cáo này, cộng tác viên nghiên cứu của GIWL , cho AAP FactCheck biết rằng Workplace Gender Equality Act có vẻ đã có tác động tích cực ngay lập tức mà nay đang suy yếu dần.

"Khi ban đầu được đưa vào áp dụng, việc báo cáo theo đạo luật này là sự cảnh tỉnh về tình trạng bất bình đẳng về lương bổng, bởi nhiều tổ chức, lần đầu tiên, đã nhìn thấy khoảng chênh lệch của chính họ. Tuy nhiên, do không có sự minh bạch bên ngoài nào về các khoảng chênh lệch đó, và các tiêu chuẩn tối thiểu theo đạo luật này còn thấp, nên chỉ tạo ra ít áp lực đối với các tổ chức về việc tiếp tục tiến bộ này," Tiến sĩ Glennie nói trong một thư điện tử.

, một chuyên gia về quản lý nguồn nhân lực tại UniSA (Đại học Nam Úc), nói rằng đạo luật này và Workplace Gender Equality Agency đã đóng một vai trò đáng kể trong việc thu hẹp khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính, bằng việc đòi hỏi các tổ chức phải xem xét và báo cáo dữ liệu của mình.

"Người ta không thể theo dõi sự thay đổi theo một tiêu chuẩn đo lường mà ngay từ đầu người ta đã không tính toán đến. Vì vậy tôi cho là đạo luật, và đặc biệt WGEA, 'có tác dụng' ở điểm này," bà cho AAP FactCheck biết trong một thư điện tử.

Tuy nhiên, Giáo sư Kulik nói rằng các đòi hỏi về việc báo cáo còn đã có tác dụng trong việc tạo ra một tư tưởng bầy đàn về các khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính, trong đó một số tổ chức có động lực để là chỉ "trốn tránh trong bầy đàn" và tránh bị sắp hạng chót.

, giám đốc của (Trung tâm Kinh tế Bankwest Curtin) tại Curtin University (Đại học Curtin) , nói rằng đạo luật năm 2012 là động lực chính của việc thu hẹp sự khác biệt về lương bổng giữa nam giới và phụ nữ ở Úc.

"Tôi nghĩ chúng ta đã thấy, từ khi đạo luật này được đưa vào áp dụng, đã có sự tiến bộ. Sự tiến bộ này vẫn còn tương đối chậm nhưng đã có tiến bộ," ông cho AAP FactCheck biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Giáo sư Duncan nói rằng ngoài tác động của đạo luật năm 2012 này, thái độ của công chúng về sự đa dạng của nơi làm việc đang chuyển đổi, và những kỳ vọng mà các tổ chức đặt ra đối với bản thân họ cũng vậy.

Trong một  (trang 4), WGEA đã đưa ra bốn khuyến nghị chính để đẩy nhanh sự tiến bộ về bình đẳng giới ở nơi làm việc. Một trong các khuyến nghị đó -  - là dữ liệu về các khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính được công bố ở cấp chủ nhân hơn là ở cấp ngành kỹ nghệ.

Vào năm 2018, RMIT ABC Fact Check (Tổ chức Kiểm tra Dữ kiện Thực tế RMIT ABC)  của Thủ Tướng Scott Morrison rằng khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính đã giảm xuống nhờ các chính sách của chính phủ. Cuộc điều tra phát hiện thấy rằng nhận định này là một "sự khoa trương".

NHẬN ĐỊNH CUỐI CÙNG

Bà Marise Payne cho thấy đúng là khoảng chênh lệch lương bổng do giới tính đã giảm xuống dưới thời của liên đảng – nhưng sai lạc khi tuyên bố rằng chính phủ của bà mang lại sự thay đổi này.

Nhiều chuyên gia đã cho AAP FactCheck biết rằng Workplace Gender Equality Act Năm 2012 và kết quả của nó là Workplace Gender Equality Agency là những động lực chính của việc thu hẹp khoảng chênh lệch này. Đạo luật này được chính phủ Lao Động khi đó đưa vào áp dụng và bị liên đảng phản đối. Các áp lực khác đối với nơi làm việc và những thay đổi của ngành kỹ nghệ có thể cũng đã làm giảm khoảng chênh lệch này, nhưng cả hai điều này đều không trực tiếp là do liên đảng.

Sai lạc – Tuyên bố này chính xác một phần nhưng thông tin đã được trình bày một cách không đúng, bị tách khỏi bối cảnh hoặc thiếu sót.

* AAP FactCheck là thành viên được công nhận của (Mạng lưới Quốc tế về Kiểm tra Dữ kiện Thực tế). Muốn được cập nhật về những kiểm chứng dữ kiện thực tế mới nhất của chúng tôi, hãy theo chúng tôi trên  và .


Share
Published 17 March 2022 4:11pm
By AAP FactCheck
Source: AAP


Share this with family and friends