Cách đây không lâu báo chí Úc xôn xao về tin tức một người phụ nữu ở tiểu bang Victoria tuyên bố đã chữa được khỏi bệnh ung thư.
Thế nhưng, sau cùng chính cô này bị phát hiện là đã gian lận, lừa dối những bệnh nhân đang tìm thầy tìm thuốc để chữa bệnh hiểm nghèo.
Phạt nặng tội gian dối lợi dụng người bệnh
Vụ gian lận liên quan đến y tế của người phụ nữ có tên là Belle Gibson đã bị phanh phui, cô này bị buộc phải trả $410,000 sau khi cơ quan hữu trách phát hiện cô này đã đánh lừa những người Úc dễ bị tổn thương, những người bệnh bằng những lời tuyên bố rằng cô đã chữa khỏi bệnh ung thư.
Công tố viên Debbie Mortimer đã đưa ra bản án kể trên tại Tòa án Liên bang hôm nay.
Thật ra Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tiểu bang Victoria chính là bên đã đứng ra kiện cô Gibson vào tháng 5 năm ngoái, với cáo buộc hành vi sai trái và gây hiểu nhầm liên quan đến sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Chính cô này cũng bị cáo buộc đã gây quỹ bất hợp pháp vào năm 2013 và 2014.
Gibson đã bị cấm đưa ra các tuyên bố lừa dối về sức khoẻ của mình liên quan đến những lời khuyên về nghỉ dưỡng bệnh tật.
Tòa án Liên bang ra lệnh cho cô này vào tháng 4 phải thanh toán $30,000 cho các chi phí pháp lý của Consumer Affairs Victoria.
Cô này cũng bị cáo buộc tham gia vào hoạt động thương mại lừa đảo bằng cách cố tình đưa ra tuyên bố giật gân để quảng cáo cho ứng dụng và sách của mình, cuốn The Whole Pantry.
Cô Gibson cũng bị phanh phui hành vi không giao nộp các khoản quyên góp và nói dối về việc chi $300,000 cho quỹ từ thiện.Kẻ lừa đảo bị phạt vì những hành vi nào?
Belle Gibson was fined for failing to donate proceeds from the sale of the The Whole Pantry. Source: ABC Australia
Sau khi đã nêu rõ những hành vi phạm pháp của cô Gibson, thì Tòa đưa ra mức phạt có thể nói là khá nặng với cô này.
Tổng tiền phạt là $410,000 bao gồm:
+Hai hình phạt ở mức $90,000 về hành vi yêu cầu đóng góp cho quảng cáo ứng dụng của Gibson và thu nhập của công ty.
+Khoản phạt tiền $50,000 đô la với yêu câu đóng góp cho việc phát hành ứng dụng của Gibson.
+Phạt tiền $150,.000 đô la cho các khoản đóng góp từng lấy từ gia đình Schwarz.
+Phạt tiền $ 30,000 với hành vi yêu cầu đóng góp cho sự kiện Ngày của Mẹ.
Số tiền này sẽ được thanh toán vào Quỹ Pháp Chế thuộc Cơ quan giám sát quyền người tiêu thụ tiểu bang Victoria. Cô Gibson có hai tuần để trả tiền phạt.
Thẩm phán Mortimer trong vụ này cho rằng số tiền phạt nên được dùng đề bù đắp cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi hành vi gian lận của Gibson.
"Bằng cách đó, một số người bị lừa đảo có thể nhận được điều tốt đẹp cũng như bù đắp cho các tổ chức hỗ trợ họ, vốn đã gián tiếp bị cuốn vào những hành vi này,” bà Mortimer nói.
Thẩm phán Mortimer nói sự lừa dối của Gibson đối với gia đình Schwarz, hiện có một đứa con trai bị bệnh ung thư não nặng, là hành vi bất lương.
Chính Gibson trước đó đã hứa sẽ quyên góp số tiền thu được từ việc bán ứng dụng của cô ta để giành cho gia đình.
"Gibson đã tìm cách lợi dụng căn bệnh bi thảm của một cậu bé vì những mục đích ích kỷ của cô ta."
"Cô ta tìm cách tự quảng bá cho mình bằng cách so sánh bản thân và căn bệnh ung thư não của cậu bé."
"Nếu có một điều gì đó thể hiện từ hành vi của cô ấy, đó là nỗi ám ảnh không ngừng của chính cô ta với bản thân," bà Mortimer nói.
Hội đồng Ung thư tiểu bang Victoria đã lên tiếng hoan nghênh quyết định của Toà án Liên bang và hy vọng chính khoản phạt mạnh tay này sẽ gửi một thông điệp tới những người khác, những kẻ có mưu đồ lừa đảo để trục lợi từ người khác, đặc biệt là những người bệnh và yếu thế.
Ông Todd Harper, giám đốc điều hành Hội đồng ung thư Victoria cho rằng điều vô cùng quan trọng là công chúng luôn tin tưởng vào các tổ chức từ thiện và những địa chỉ mà các quỹ hiến tặng chuyển tiền đến.
"Tôi sẽ khuyến khích mọi người hãy tìm hiểu ngay khi phát hiện bất kỳ mối quan ngại nào về tính hợp pháp của một tổ chức từ thiện hoặc một người gây quỹ," ông Harper nói.