Feature

Lo sợ về vắc-xin COVID-19: Các chuyên gia nói gì?

Hàng chục triệu người trên toàn cầu đã được tiêm vắc-xin COVID-19, và người dân Úc sẽ được chủng ngừa trong tuần tới.

Experts say the Covid-19 vaccine will be similar to getting the annual flu jab.

Experts say the Covid-19 vaccine will be similar to getting the annual flu jab. Source: Press Association

Thế nhưng có rất ít dữ liệu thử nghiệm trên những người mắc các bệnh nhất định hoặc trong một bộ phận dân số cụ thể – đặc biệt là phụ nữ mang thai và người cao niên.

Sau đây, ba chuyên gia y tế sẽ trình bày những lời khuyên chính thức từ Bộ Y tế và Nhóm Cố vấn Kỹ thuật Úc về Tiêm chủng (ATAGI).

Tôi đang mang thai, vậy tôi có nên tiêm vắc-xin không?

Lời khuyên mới nhất của ATAGI dành cho phụ nữ mang thai liên quan đến vắc-xin Pfizer/BioNTech là họ “không khuyến khích tiêm vắc-xin COVID-19 trong thai kỳ”.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn không có nguy cơ nhiễm bệnh nặng từ coronavirus, hoặc không có nguy cơ tiếp xúc với virus cao, thì bạn nên đợi cho đến sau khi sinh.
The vaccines haven't been tested on pregnant women.
The vaccines haven't been tested on pregnant women. Source: Getty Images
Giáo sư Julie Leask thuộc Đại học Sydney cho biết đây không phải là lý do đáng quan ngại – giới hữu trách chẳng qua là đang hành động một cách “vô cùng thận trọng”.

“Lý do họ không khuyến khích là vì họ chưa thực hiện các nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin đối với phụ nữ mang thai,” bà nói.

Phụ nữ mang thai chưa từng tham gia bất kỳ thử nghiệm lâm sàng lớn nào đối với các loại vắc-xin sắp sửa được sử dụng tại Úc, vì vậy dữ liệu về nhóm này rất hiếm. 

Thế nhưng đã có một số người không biết mình đang mang thai, hoặc có thai trong quá trình thử nghiệm ở Mỹ và Anh, và các nhà khoa học đang theo dõi họ chặt chẽ. 

Cho đến nay, không có kết quả bất lợi nào được báo cáo.

Giáo sư Leask hy vọng lời khuyên dành cho phụ nữ mang thai sẽ thay đổi theo thời gian khi có nhiều dữ liệu hơn.
Nếu bạn có nguy cơ nhiễm bệnh nặng từ coronavirus, hoặc có nguy cơ tiếp xúc với virus cao, thì việc chủng ngừa được khuyến khích, ngay cả khi đang mang thai. 

Theo ATAGI, “dựa trên sự hiểu biết của chúng tôi về loại vắc-xin này, chúng tôi cho rằng nó sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào cho phụ nữ mang thai hoặc thai nhi”.

Vắc-xin có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc cho con bú của tôi không?

Dữ liệu gần đây cho thấy một số phụ nữ ở độ tuổi 20 đến 30 thường cảm thấy do dự khi nói đến vắc-xin.

“Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chút lưỡng lự hơn một chút. Đó có thể là vì họ chỉ muốn chắc chắn rằng vắc-xin an toàn cho họ và con của họ,” Giáo sư Leask nói.
Professor Julie Leask from the University of Sydney.
Professor Julie Leask from the University of Sydney. Source: SBS News
ATAGI khẳng định vắc-xin Pfizer/BioNTech sẽ không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ.

“Không có bằng chứng nào cho thấy phụ nữ mang thai sau khi được tiêm vắc xin COVID-19 có nguy cơ xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc sức khỏe của em bé,” lời khuyên nêu rõ.

Tương tự, các bà mẹ đang cho con bú cũng được khuyến khích tiêm vắc-xin. Bạn không cần phải ngưng cho con bú trước hoặc sau khi chủng ngừa.

Một số người lo ngại vắc-xin có thể truyền qua sữa mẹ, nhưng ATAGI khẳng định ngay cả khi điều đó xảy ra, thì đó cũng không phải là vấn đề.

“mRNA trong [vắc-xin Pfizer/BioNTech] nhanh chóng bị phá vỡ trong cơ thể và chúng tôi không nghĩ rằng nó sẽ đi vào sữa mẹ,” ATAGI nói.

“Ngay cả khi điều đó xảy ra, nó sẽ nhanh chóng bị phá hủy trong ruột của em bé và do đó rất khó để có bất kỳ ảnh hưởng nào đến em bé.”

Tôi bị dị ứng nặng – tôi có nên chủng ngừa không?

Theo ATAGI, vắc-xin Pfizer/BioNTech có thể được sử dụng an toàn cho những người bị dị ứng với thức ăn, côn trùng đốt và thuốc men.

Những người không nên tiêm vắc-xin bao gồm những người bị sốc phản vệ sau một liều trước đó, hoặc có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin, bao gồm polyethylene glycol (PEG).
Allergic reactions to the Pfizer/BioNtech vaccine are said to be incredibly rare.
Allergic reactions to the Pfizer/BioNtech vaccine are said to be incredibly rare. Source: Photonews
Giáo sư Gary Grohmann, một nhà virus học đã làm việc chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và là thành viên của Liên minh Tiêm chủng Úc, cho biết các phản ứng dị ứng là rất hiếm.

“Tỷ lệ này cực kỳ thấp, đó là điều may mắn; khoảng 11 người trên một triệu người,” ông nói.

“Tuy nhiên, nó đưa ra một cảnh báo rằng bất kỳ ai bị dị ứng cần phải nói chuyện với bác sĩ của họ, và những người phụ trách việc chủng ngừa cần quan sát những người được chích từ 15 đến 30 phút.”

ATAGI khuyến cáo bất kỳ ai có tiền sử sốc phản vệ, hoặc những người đã được kê toa EpiPen, nên theo dõi trong 30 phút (thay vì 15 phút như thông thường) sau khi tiêm để được an toàn.

Tôi bị suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền, liệu vắc-xin có an toàn không?

Vắc-xin Pfizer/BioNTech được khuyên dùng cho những người bị suy giảm miễn dịch – đặc biệt khi họ có nhiều nguy cơ mắc bệnh nặng do virus gây ra.

Tuy nhiên, ATAGI nói rằng hiện không có dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin trong nhóm này, vì họ thường không được đưa vào các thử nghiệm lâm sàng.

Giáo sư Grohmann nói rằng những ai nằm trong nhóm này nên tham vấn trước với bác sĩ gia đình.

“Mặc dù dữ liệu chưa hoàn chỉnh, bạn vẫn nên tiêm vắc-xin nhìn từ góc độ đánh giá rủi ro, thế nhưng bạn luôn phải xin ý kiến của bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia y tế,” ông nói.

Giáo sư Grohmann cũng lưu ý rằng vắc-xin có thể kém hiệu quả ở nhóm này hơn do phản ứng miễn dịch suy giảm.

Vắc-xin có an toàn cho người già yếu không?

ATAGI vẫn chưa đưa ra lời khuyên cụ thể liên quan đến người già yếu, mà nói rằng mỗi cá nhân nên được “đánh giá cẩn thận theo từng trường hợp”.

Giáo sư Grohmann cho biết đối với nhóm này, do tác động của các tác dụng phụ của vắc-xin, ngay cả khi chúng tương đối nhẹ, điều quan trọng là phải cân bằng giữa lợi ích tiềm năng và nguy cơ tiềm ẩn.
“Nếu một người có sức khoẻ yếu, thì việc tiêm vắc-xin không phải là một ý kiến hay, vì vậy, ATAGI và các tổ chức khác nói rằng nó nên được đánh giá theo từng trường hợp,” ông nói.

Hồi tháng trước, một số báo cáo cho rằng vắc-xin Oxford-AstraZeneca có thể không an toàn đối với người cao niên, sau khi nhiều quốc gia Âu Châu chỉ phê duyệt sử dụng vắc-xin này cho người dưới 65 tuổi.

Nhưng Giáo sư Grohmann nói: “Chúng ta không nên lo lắng về điều đó, nó đơn giản chỉ là một biện pháp phòng ngừa an toàn vì dữ liệu không có đủ.”

“Chúng ta cần thêm dữ liệu để đánh giá tác dụng của những vắc-xin này về mặt hiệu quả và an toàn đối với người lớn tuổi và đặc biệt là những người có sức khoẻ yếu.”

Tôi nên làm gì nếu sợ kim tiêm?

Giáo sư Adrian Esterman, một nhà dịch tễ học tại Đại học Nam Úc, nói rằng không có gì phải lo lắng và nó “sẽ giống như chích ngừa cúm vậy”.

Một số người có thể xuất hiện các tác dụng phụ nhẹ do vắc-xin gây ra như đau nhức tại chỗ tiêm hoặc đau đầu, nhưng chúng sẽ thuyên giảm sau vài ngày.

Giáo sư Esterman cho biết nếu bạn thực sự lo lắng, hãy nói chuyện với một chuyên gia.
“Tôi biết một số người rất lo lắng về việc chích ngừa, vì vậy bạn có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để thử xoa dịu những nỗi sợ đó,” ông nói.

Tôi có bị nhiễm virus khi tiêm vắc-xin không?

Giáo sư Esterman nói rằng bạn không thể nhiễm virus từ bất kỳ loại vắc-xin nào.

“Không có loại vắc-xin nào chứa virus sống, vì vậy việc nhiễm virus khi tiêm vắc-xin là không thể xảy ra.”

Đối với nguy cơ nhiễm COVID-19 khi ở trung tâm chủng ngừa, mọi người không nên quá lo lắng. Các biện pháp y tế công cộng bao gồm đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội chắc chắn sẽ được thực hiện nghiêm túc.
Just like with Australia's Covid-19 testing clinics, there will be strict public health measures in place to keep everyone safe.
Just like with Australia's Covid-19 testing clinics, there will be strict public health measures in place to keep everyone safe. Source: Getty
“Về các trung tâm chủng ngừa, tôi cho rằng mọi người sẽ được yêu cầu đeo khẩu trang khi cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường,” ông nói.

Còn các thông tin cá nhân của tôi thì sao?

Chính phủ sẽ lưu trữ một số thông tin về bạn khi bạn chủng ngừa để theo dõi những ai đã từng tiêm chủng.

“Có một cơ quan đăng bạ quốc gia về tiêm chủng, trong đó có những loại vắc-xin bạn đã tiêm, ngày tiêm, ngày sinh của bạn và bất kỳ phản ứng dị ứng nào mà bạn có thể đã mắc phải trước đây,” Giáo sư Esterman nói.

Điều quan trọng là chính phủ phải có một số dữ liệu về việc chủng ngừa của bạn để họ có thể theo dõi bất kỳ triệu chứng nào mà bạn có thể mắc phải.

Tôi có thể chích ngừa cúm không?

ATAGI khuyên mọi người nên đợi 14 ngày sau khi tiêm vắc-xin Pfizer/BioNTech hoặc AstraZeneca, rồi mới chích ngừa cúm.

Nhóm này nói rằng việc tiêm cùng lúc cả hai loại vắc-xin trên “đôi khi có thể dẫn đến tần suất các tác dụng ngoài ý muốn từ nhẹ đến trung bình cao hơn”.

“Khoảng cách hai tuần là để phòng ngừa và tôi nghĩ điều đó hợp lý,” Giáo sư Grohmann nói.

Tuy nhiên, ATAGI nói rằng có một số trường hợp mà việc tiêm vắc-xin COVID-19 và cúm trong cùng một ngày có thể được xem xét.

Tôi có thể hiến máu sau khi tiêm vắc-xin không?

Hội Hồng thập tự Úc hiện yêu cầu người dân đợi 7 ngày kể từ khi tiêm vắc-xin rồi mới đi hiến máu.

Giáo sư Grohmann cho biết điều này là để bảo đảm rằng người hiến máu không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.

“Nếu người tiêm vắc-xin có bất kỳ phản ứng hoặc bệnh tật nào, nó sẽ xuất hiện trong vòng vài ngày đến một tuần,” ông nói.

“Tôi nghĩ vì lý do đó, nên có khoảng cách giữa việc chủng ngừa và hiến máu.”
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 19 February 2021 12:51pm
Updated 19 February 2021 4:11pm
By Amelia Dunn
Presented by Đăng Trình

Share this with family and friends