Lịch sử chế tạo vaccine xen kẽ những câu chuyện thành công và ‘thảm hoạ khôn lường’

Thế giới hậu coronavirus phụ thuộc vào vaccine. Nếu không có vaccine thì mọi thứ sẽ không thể quay trở lại ‘cuộc sống bình thường’. Các nhà nghiên cứu vaccine rút ra được gì từ 'những thảm họa kinh hoàng' trong lịch sử và những lần chế tạo thành công? Lịch sử nghiên cứu vaccine trong quá khứ có thể cho chúng ta biết những thách thức nào đang chờ đợi ở phía trước?

Premier Annastacia Palaszczuk speaks with the first volunteer to be given the COVID-19 vaccine.

Premier Annastacia Palaszczuk speaks with the first volunteer to be given the COVID-19 vaccine. Source: The University of Queensland

Mặc dù việc phát triển vaccine thường mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập niên thì mới thành công, nhưng với những kết quả đột phá từ rất sớm trong lần này, khiến các chuyên gia y tế tin rằng vaccine mới sẽ sẵn sàng tung ra trong vòng từ 12 đến 18 tháng.


Highlight:

  • Sau khi dịch coronavirus bùng lên mới vài tháng, thì các cuộc thử nghiệm vaccine đã có sự đột phá và bắt đầu thực hiện trên cơ thể con người.
  • Tuy gặp thất bại trong việc chế tạo vaccine HIV và bệnh SARS nhưng giới khoa học thu được 'vô số kiến thức' về chẩn đoán và thuốc kháng virus.
  • Giáo sư Markel: 'Mọi người dân trên thế giới đều sẽ phải xắn tay áo lên để tiêm vaccine coronavirus, và có lẽ việc tiêm vaccine sẽ xảy ra mỗi năm một lần, giống như chúng ta tiêm vaccine phòng bệnh cúm.'

Các nhà khoa học đang nghiên cứu vaccine về COVID-19 đã may mắn thừa hưởng hàng thập niên kiến ​​thức khoa học và tiến bộ công nghệ, sẵn sàng hỗ trợ cho công việc của họ.

Vaccine đầu tiên

Trong thế kỷ trước, quân đội đóng vai trò chủ yếu trong nghiên cứu vaccine, theo tác giả Arthur Allen, trong cuốn sách ‘Vaccine: Câu chuyện gây tranh cãi về cứu cánh vĩ đại nhất của y học.

Sau đại dịch khủng khiếp mới nhất lúc đó là dịch cúm 1918-1919, quân đội Hoa Kỳ và các lực lượng khác trên thế giới nhận định bệnh truyền nhiễm chính là mối đe doạ đối với binh sĩ của họ.

Trong Đệ nhất Thế chiến, từngnỗ lực chế tạo vaccine chống bệnh cúm, và hoàn toàn thất bại. Họ không hiểuvề bệnh cúm cả.’

Đến Đệ nhị Thế chiến, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm hiểu virus là gì. Các phòng thí nghiệm trên khắp nước Mĩ lúc này đã chế tạo được vaccine để phòng ngừa viêm não Nhật Bản và sốt phát ban.

Các nghiên cứu về bệnh bại liệt

Người dân sống ở đầu thế kỷ 20 rất sợ bệnh bại liệt vì bệnh này có thể gây chứng liệt, đặc biệt là ở trẻ em.

Chuyên gia về vaccine Andrew Artenstein cho biết nhiều người bị bại liệt chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc hầu như không xuất hiện triệu chứng.

‘Căn bệnh này thật sự đáng sợ. Nó dường như là một sự kiện ngẫu nhiên, khi đột ngột khiến một đứa trẻ bị bại liệt.

Căn bệnh không phân biệt các thành phần kinh tế trong xã hội, những đứa trẻ nhà giàu vẫn có thể bị bại liệt, giống như những đứa trẻ nhà nghèo.

A Pakistani health worker administers polio vaccine drops to a child during a polio campaign in Lahore on January 15, 2018.
A Pakistani health worker administers polio vaccine drops to a child during a polio campaign in Lahore on January 15, 2018. Source: Getty


Giáo sư Artenstein cho biết các khoa học gia đã bỏ ra vài chục năm để nghiên cứu về căn bệnh này, nhưng họ chỉ mới tìm hiểu về cách thức hoạt động của virus bại liệt.

Đến năm 1938, một tổ chức từ thiện phi chính phủ có tên gọi March of Dimes’ đã cùng các doanh nhân và chính trị gia, gởi đến công chúng ý tưởng rằng bệnh bại liệt cần phải được loại bỏ bằng vaccine.

Từ đó tư nhân và chính phủ đã đổ tiền tài trợ cho việc nghiên cứu của các nhà khoa học.

Sự kiện quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh bại liệt xảy ra vào cuối những năm 1940, khi ba nhà khoa học thuộc trường đại học Harvard đã có thể nuôi dưỡng virus thành công trong phòng thí nghiệm.

Khi họ có thể nuôi dưỡng được virus, thì họ sẽ phát triển đủ số lượng virus để tiêm vào động vật và tìm ra các phản ứng miễn dịch của cơ thể’.

Năm năm sau, vào năm 1954, nhà virus học Mỹ Jonas Salk đã công bố những kết quả đầu tiên của vaccine mới.

Tuy nhiên, cuộc đua vẫn chưa thể kết thúc. Trong vài chục năm sau đó, các khoa học gia vẫn phải tiếp tục củng cố loại vaccine này cho đến khi có thể thử nghiệm vaccine lên cơ thể người ở quy mô rộng, để có thể tuyên bố vaccine này an toàn và hiệu quả.

Những lần chế tạo thất bại

Tác giả Arthur Allen cho biết bên cạnh những đột phá của vaccine, còn xuất hiện các "thảm họa".

Trong Đệ nhị Thế chiến, vaccine sốt vàng da do Mỹ phát triển, đã chứa mầm mống Viêm gan B.

Khoảng 10 phần trăm binh lính được tiêm vaccine phòng bệnh sốt vàng da đã bị nhiễm Viêm gan B và được điều trị trong nhiều tuần liền. Cũng có một số trường hợp tử vong’.

Còn giáo sư Artenstein cho biết một loại vaccine phòng bại liệt phát triển lúc đầu đã chứa virus còn sống – và gây ra 40,000 ca bệnh bại liệt, khiến 200 trẻ em bị liệt ở mức độ khác nhau và có 10 người bị chết.

Các nghiên cứu về HIV

Không phải tất cả những lần chế tạo vaccine mới đều thành công.

Nhà lịch sử y học Howard Markel nói những nỗ lực nhằm tạo ra vaccine HIV đều bị thất bại vì "virus HIV quá xảo quyệt".

Virus này vẫn tiếp tục giết chết loài người. Mỗi giờ trôi qua có khoảng 300 đến 400 người chết vì bệnh AIDS. Đa số trường hợp tử vong thuộc các quốc gia đang phát triển tại Phi Châu.

Tuy nhiên giáo sư Markel nói ngành dược phẩm đã rất thành công khi chế tạo ra các loại thuốc kháng virus HIV, nhằm giữ được số lượng virus cố định và ở mức không đáng kể trong máu của bệnh nhân.
Data Findings
HIV Migrant study findings Source: Burnet Institute
TS Michael Kinch thuộc trường Đại học Washington nói các nhà nghiên cứu đã học được ‘vô số kiến thức’ về chẩn đoán, xét nghiệm di truyền và thuốc kháng virus, thông qua các nghiên cứu HIV.

HIV là một đại dịch, có mức độ lây lan rộng, và nó vẫn còn tồn tại 40 năm sau khi được biết đến lần đầu tiên vào năm 1981.

HIV vẫn chưa được chữa lành, nhưng đã trở thành một căn bệnh mãn tính chứ không còn là bản án tử hình đối với mọi người.

Nghiên cứu về bệnh SARS mang lại "bước khởi đầu" cho COVID-19

Bệnh SARS xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2002, là người họ hàng xa của coronavirus mới.

Các nhà khoa học đã bác bỏ các nghiên cứu trước đó của họ về SARS, sau khi một nhóm nhỏ những con vật được tiêm vaccine phòng bệnh SARS, và sau đó bị nhiễm SARS trở lại, đã bị bệnh nặng hơn những con chưa được tiêm vaccine.

Giáo sư Artenstein nói giới khoa học "không còn thiết tha” tìm kiếm vaccine phòng bệnh SARS.

‘Với dịch SARS, chúng tthật sự may mắn vì sự lây nhiễm đã kết thúc trước khi loài người thực sự cần tới một loại vaccine.

Tuy nhiên TS Kinch nói mối liên hệ giữa virus trong dịch SARS và coronavirus Covid-19 đã giúp các nhà khoa học có một "bước khởi đầu trong một số nghiên cứu về vaccine" và các nghiên cứu lịch sử vấn đề.

Nay toàn thế giới hiện có hơn 200 nhóm đang tập trung nghiên cứu về coronavirus.

Các công ty quay ngược lại với những mô hình và ý tưởng trước đây trong dịch SARS, và so sánh chúng với chuỗi di truyền hiện tại của coronavirus.

Điều này cũng có nghĩa là họ đã có sẵn một loạt các phương pháp điều trị và các ứng cử viên vaccine đã được tìm hiểu trước đó.

TS Kinch nói "nếu chúng ta may mắn", thì vaccine phòng coronavirus sẽ không mất tới bảy năm, vì các phòng thí nghiệm ‘tập trung được nhiều nguồn lực’ và các nhà nghiên cứu được thừa hưởng nhiều thập niên kiến​​ thức khoa học về virus.

Ông cũng nói rằng công nghệ đang ủng hộ chúng ta.

Một điều nữa bạn cần nhớ, đây là năm 2020.

So với năm 1940, khi người ta đang cố gắng tìm hiểu về virus bại liệt trong phòng thí nghiệm, thì công nghệ của chúng ta bây giờ tiến bộ hơn nhiều.

Đó là khoảng cách của 80 năm phát triển.

Tuy nhiên TS Kinch cảnh báo mục tiêu sản xuất một loại vaccine an toàn và tiêm chủng cho hầu hết dân số thế giới trong vòng 18 tháng là một suy nghĩ "rất lạc quan".

Nếu đã có vaccine mới, thì còn những thử thách nào nữa?

Giáo sư Markel nói "chỉ còn là vấn đề thời gian" trước khi vaccine coronavirus được chế tạo thành công.

Mọi người dân trên thế giới đều sẽ phải xắn tay áo lên để tiêm vaccine mới này, có lẽ việc tiêm vaccine sẽ xảy ra mỗi năm một lần, giống như chúng ta tiêm vaccine phòng bệnh cúm.’

Giáo sư Artenstein cảnh báo một nỗ lực tiêm chủng quy mô lớn sẽ thật sự thách thức, bởi vì hầu hết các quốc gia đều không thể sản xuất hàng loạt vaccine mới.

Hầu hết năng lực mà chúng ta có hiện nay đều là để sản xuất các loại vaccine hiện có, đó là những loại vaccine thông thường để mọi người có thể sử dụng lúc nào cũng được.’

Ông nói các nhà máy sản xuất và dây chuyền sản xuất sẽ cần được xây dựng.

TS Kinch nói những thách thức khác bao gồm việc sản xuất đủ lọ chứa và các thiết bị khác để phổ biến vaccine rộng khắp trên thế giới.

Thậm chí nếu chúng ta đã có bảy tỉ rưỡi lọ vaccine coronavirus và sẵn sàng lên đường, thì chúng ta vẫn cần rất nhiều sự phối hợp khác nữa để có thể tiêm chủng cho bảy tỷ rưỡi người trên thế giới’.


Share
Published 15 July 2020 4:39pm
By Lê Tâm

Share this with family and friends