Lệnh cấm mang đồ điện tử lên cabin máy bay ảnh hưởng đến bạn thế nào?

Hoa Kỳ và Anh Quốc vừa công bố lệnh cấm hành khách phải gởi đồ điện tử theo hành lý chứ không được đem lên cabin máy bay, ngoại trừ điện thoại di động.

A TSA officer watches as passengers put their luggage through an X-ray machine at a TSA checkpoint at Miami International Airport.

A TSA officer watches as passengers put their luggage through an X-ray machine at a TSA checkpoint at Miami International Airport. Source: AP Photo/Alan Diaz

Lệnh cấm của Mỹ áp dụng cho 10 phi trường, kể cả phi trường quốc tế lớn nhất trên thế giới ở Dubai, trong khi lệnh cấm của Anh lại không áp dụng cho phi trường này.

Lệnh cấm của Mỹ áp dụng cho mọi đồ điện tử, ngoại trừ điện thoại di động, nhưng lại không qui định kích thước.

Bộ Nội An của Mỹ (DHS) công bố một danh sách những dụng cụ điện tử bị cấm đem lên cabin máy bay, nhưng ghi chú là danh sách sẽ được cập nhật.

  •     Laptops
  •     Tablets
  •     E-readers
  •     Cameras
  •     Portable DVD players
  •     Electronic game units
  •     Travel printers/scanners
Bởi vì không qui định kích thước chính xác nên không biết lệnh cấm của Mỹ có áp dụng cho những loại điện thoại di động có kích thước lớn như iPhone Plus hay không.

Dụng cụ y khoa thì có thể đem lên cabin sau khi được kiểm tra.

Lệnh cấm của Anh thì có ghi rõ kích thước các dụng cụ điện tử bị cấm: chiều dài dưới 16cm, chiều ngang dưới 9,3cm, và dày không quá 1,5cm. Như vậy những loại điện thoại lớn như iPhone Plus không bị cấm.

Lệnh cấm áp dụng tại phi trường nào?

Nếu bạn đáp máy bay bay đến Mỹ từ 10 phi trường dưới đây:

  •     Queen Alia International, Amman, Jordan
  •     Cairo International Airport, Egypt
  •     Ataturk Airport, Istanbul, Turkey
  •     King Abdulaziz International, Jeddah, Saudi Arabia
  •     King Khalid International, Riyadh, Saudi Arabia
  •     Kuwait International Airport
  •     Mohammed V International, Casablanca, Morocco
  •     Hamad International, Doha, Qatar
  •     Dubai International, United Arab Emirates
  •     Abu Dhabi International, United Arab Emirates
DHS không giải thích tại sao lại chọn những phi trường này mà chỉ nói có thể còn áp dụng tại các phi trường khác nữa.

Lệnh cấm của Mỹ không có thời hạn và sẽ được áp dụng cho đến khi nào mối đe dọa không còn nữa, và phía Mỹ không chịu trách nhiệm cho các chi phí phát sinh của các phi trường để thực thi lệnh cấm.
 
Trong khi đó hành khách đáp máy bay đến Anh từ các nước dưới đây:

  •         Turkey
  •         Lebanon
  •         Jordan
  •         Egypt
  •         Tunisia
  •         Saudi Arabia
Lệnh cấm của Anh sẽ ảnh hưởng đến các chuyến bay của British Airways, EasyJet và Monarch.

Trong trường hợp chỉ quá cảnh thì sao? Thí dụ nếu bay từ Á Châu qua Mỹ, hành khách sẽ quá cảnh tại một phi trường ở Trung Đông, thí dụ như Dubai International.

Nhưng lệnh cấm chỉ nói đến phi trường cuối cùng mà bạn đáp chuyến bay, vì vậy cho dù chỉ quá cảnh nhưng nếu bay tiếp    từ một trong những phi trường có trong danh sách thì lệnh cấm vẫn có hiệu lực.

Như vậy bạn sẽ không có laptop để dùng trong 14 tiếng dài đăng đẳng nếu đáp máy đi tiếp đến Mỹ sau khi quá cảnh ở Dubai.
Tại sao lại cấm đem đồ điện tử lên cabin?

DHS giải thích trong một thông cáo rằng quyết định được đưa ra dựa trên các đánh giá tình báo.

Thông cáo nói những kẻ khủng bố vẫn tiếp mục nhắm vào các chuyến bay chở hành khách và cố gắng tìm ra những cách mới để tấn công thí dụ như dấu chất nổ trong đồ điện tử cầm tay.

DHS nói họ có lý do để lo ngại, nhưng không cho biết mối đe dọa cụ thể nào.

Thay vào đó họ liệt kê 3 trường hợp là vụ nổ máy bay ở Ai Cập năm 2015, vụ tấn công hụt ở Somalia năm 2016, và hai vụ tấn công phi trường ở Brussels và Istanbul trong cùng năm.
recovered_af7a1d7a6a18fc5fa7566b4f545fd4a0.jpg
Trong trường hợp ở Somalia, bom dấu trong laptop của một hành khách trên một chuyến bay của Daallo Airlines thình lình phát nổ làm thủng thân máy bay (xem hình trên) khiến người này bị hút ra ngoài, nhưng máy bay vẫn hạ cánh được an toàn. 

Các chuyên gia khủng bố cho biết rất khó phát hiện laptop có gắn bom cho dù với X-Ray, và nếu hành khách mang nó ngồi gần bình xăng thì khả năng tiêu hủy máy bay càng cao.

Được biết các phi trường và hãng máy bay không có sự lựa chọn nào khác là phải áp dụng lệnh cấm mặc dù giới hữu trách ở Mỹ và Anh đều trấn an là họ sẽ cố gắng không gây phiền hà nhiều cho hành khách.


Share
Published 22 March 2017 11:43am
Updated 16 May 2017 5:51pm
By Quốc Vinh

Share this with family and friends