Chính sách “No Jab, No Pay” là gì?
Theo chính sách này, Chính phủ sẽ từ chối thanh toán phụ cấp xã hội cho các phụ huynh không đưa con em đi chủng ngừa. Những khoản phụ cấp chính bao gồm Phụ cấp Gia đình (Family Tax Benefit Part A), Phụ cấp Gia đình bổ sung (Family Tax Benefit Part A Supplement) và Phụ cấp trông trẻ (Child Care Benefit)
Hồi đầu năm, Bộ trưởng Dịch vụ Xã hội Christian Porter nói trước Quốc hội
“Chính phủ không dành bất cứ ngoại lệ nào đối với các bậc cha mẹ, vì bất kỳ lý do y tế nào, chọn cách không chủng ngừa cho con cái họ.
“Những phụ huynh này không chỉ khiến sức khỏe của con cái họ gặp nguy hiểm, mà còn gây nguy hiểm cho những đứa trẻ khác.”
Theo chương trình Chủng ngừa Quốc gia, mọi trẻ em Úc đều được chủng ngừa miễn phí, nhưng đối với những gia đình đang nắm giữ visa tạm trú, những phụ huynh này phải trả tiền để chủng ngừa cho con.
Source: SBS
Các rắc rối trong chuyện chủng ngừa trẻ em ở gia đình di dân
Đối với các bậc cha mẹ là di dân, chi phí phải trả cho việc chủng ngừa có thể lên tới $800, một khoản tiền rõ ràng không nhỏ đối với nhiều gia đình.
Một vấn đề khác đối với những người mới đến là con cái họ có thể chưa được chủng ngừa khi còn ở quê nhà vì lý do chiến tranh, bất ổn chính trị, hoặc đơn giản chỉ là mỗi quốc gia có những yêu cầu khác nhau. Và bên cạnh rất nhiều thứ phải lo lắng khi đặt chân tới một quốc gia mới, rất dễ để bỏ qua những thông tin về chủng ngừa.
Ông Hank Jongen, đến từ Bộ Dịch vụ Nhân sinh cho hay:
“Nếu con cái của quý vị đã được tiêm chủng ở quê nhà, thì quý vị phải đưa bằng chứng.
“Chúng tôi chấp nhận mọi chứng cứ của việc tiêm chủng cho trẻ em ở nước ngoài, nhưng quý vị bắt buộc phải trình bằng chứng cho chúng tôi.
“Qúy vị có thể trình cho bác sĩ gia đình (GP) hoặc Trung tâm Chủng ngừa Úc, thường là thông qua Trung tâm Y tế Cộng đồng.”
Mọi chi tiết sau đó sẽ được ghi nhận trong Hệ thống Đăng ký Chủng ngừa.
Source: AAP
Kêu gọi thực hiện Chiến dịch Chủng ngừa Quốc gia
Chính sách chủng ngừa và chi phí ở các tiểu bang và vùng lãnh thổ hiện đang khác biệt nhau, điều này khiến mọi việc trở nên phức tạp. Điều này giải thích vì sao các chuyên gia yêu cầu phải có một Chiến dịch Chủng ngừa Quốc gia.
Hiện chỉ có NSW, Lãnh thổ Bắc Úc và Tây Úc đã khai triển các chính sách cho người tị nạn.
Adele Murdolo, Giám đốc Trung tâm Đa văn hóa vì Sức khỏe Phụ nữ tại Melbourne, rất hoan nghênh ý kiến này. Bà cho biết “tôi cho rằng đây là một sáng kiến rất hay, vì sẽ giúp tạo ra một cách thức để trao đổi với người dân trong cộng đồng, bảo đảm họ biết cách đi chủng ngừa.
“Từ đó sẽ giúp nâng cao nhận thức trong cộng đồng về vấn đề chủng ngừa. Chắc chắn điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích của việc có một chiến dịch chung trên toàn nước Úc.”
Những thông tin hữu ích khác:
Thông tin chủng ngừa tại các tiểu bang
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại