Viết trên Tweeter, ông Roman Quaedvlieg nói trong vòng hai năm qua tàu đánh cá Việt Nam đã đánh bắt trong vùng biển gần cực bắc của Úc và đôi khi đi vào vùng biển của Úc.
"Cũng không lạ khi người tầm trú Việt Nam nhắm vào vùng duyên hải hẻo lánh của Úc. Cũng tương đối dễ để đi tới. Nhưng đa số không đi vô đất liền được vì địa thế hiểm trở. Đơn xin tị nạn của những người Việt này thường không thành công," ông Quaedvliegs viết.
Lực lượng Biên phòng Úc từng bắt giữ các ngư phủ Việt Nam đánh cá trái phép trong vùng biển của Úc, tuy nhiên hiếm khi họ xin tị nạn mà bị đưa ra tòa.
Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton nhìn nhận rõ ràng có thiếu sót trong việc canh chừng duyên hải của Úc để cho chiếc tàu Việt Nam vô đến gần cửa sông Daintree, Cape Kemberly.
Ông Dutton thông báo chính phủ sẽ củng cố khả năng biên phòng bằng cách tăng cường các chuyến bay trinh sát và tàu tuần duyên của Không Quân và Hải Quân.
, ông Dutton cho biết tất cả các thuyền nhân Việt Nam đã bị trục xuất về nguyên quán.
“Chiếc tàu của Việt Nam nhắc nhở chúng ta rằng mộ́i đe dọa của bọn buôn người vẫn còn đó. Tất cả 17 người đã được trả về Việt Nam. Dưới thời Lao Động không thể nào trả các thuyền nhân về nguyên quán và như thế sẽ bật đèn xanh cho những chiếc tàu kế tiếp."
Cuối năm 2016, Canberra đã ký với Hà Nội thỏa thuận ngăn chặn nạn buôn người qua đó tạo điều kiện cho Úc dễ dàng gởi trả về Việt Nam những người không được công nhận là tị nạn.
Tháng sáu năm 2016, Hải quân Úc chặn bắt một chiếc tàu chở 21 người và kéo về lại Việt Nam.Một chiếc tàu khác chở 46 người bị chặn bắt trong năm 2015 và chở về lại Vũng Tàu.
Theo con số của Bộ Nội vụ kể từ khi ban hành chiến dịch toàn vẹn biên giới được áp dụng năm 2013, 33 chiếc tàu đã bị khám xét trên biển và 827 người được trả về nguyên quán.