Kết quả từ nghiên cứu mới này, thậm chí còn chỉ ra việc siết chặt nguồn di dân đến Úc sẽ có tác động ‘kịch tính’ lên lực lượng lao động tại quốc gia này.
Trong suốt 5 năm vừa qua, 4 trong số 5 nhân viên làm việc tại một công ty bất kì, đều là những di dân mới sang. Nếu không có họ, thì số người lao động tại Úc sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Từ đó dấy lên câu hỏi, ai sẽ là người làm ‘thay’ số nhân công này?
Khi nguồn dư luận mỗi lúc một nóng lên, và không ít ý kiến phàn nàn về việc số lượng di dân đang quá nhiều trên đất Úc, thì một chuyên gia về dân số Úc tại Melbourne đã lên tiếng về việc này, trực tiếp nói đến những đối tượng nào liên tục phàn nàn về việc di dân lấy mất việc làm ‘của họ’.
“Phần đông những người thất nghiệp lâu năm tại Úc đều không có kĩ năng gì hoặc kĩ năng của họ rất thấp so với nhu cầu của thị trường, và đó là vấn đề của chính họ,” Giáo sư Peter McDonald từ Đại học Melbourne cho biết.
“Nhưng rõ ràng đâu phải là tại di dân. Và nếu nói cho đúng thì di dân đến đây đã ‘bơm’ nguồn đầu tư rất lớn cho thị trường, và từ đó tạo ra thêm công ăn việc làm. Tạo ra cả chính việc làm cho nhóm người kĩ năng thấp nữa.”
Kể từ năm 2011, tỉ lệ người có việc làm tại Úc đã tăng lên khoảng 730,000 người, trong đó 600,000 là di dân.
Giáo sư McDonald nhận định rằng điều này thực sự đã làm thay đổi cục diện của lực lượng lao động tại Úc.
“Lực lượng lao động Úc sẽ ‘già hóa’ vô cùng nhanh chóng nếu không có di dân. Thế nên không sai khi nói rằng di dân đã tạo ra sự thay đổi lớn trong kết cấu độ tuổi của lượng lượng lao động, vì những di dân mới sang và làm việc đều là lao động trẻ tuổi. Nếu gạt hết phần lao động di dân trẻ đó ra, thì số lao động tại Úc đều lão hóa dần.”
Nghiên cứu mới này đã tìm ra được việc, nếu không có di dân thì số người dưới độ tuổi 55 trong lực lượng lao động sẽ chỉ còn có 140,000 người.
Thế nhưng khi bỏ số di dân đó vào bài toàn thì chúng ta thấy rõ ràng con số tăng lên đến 450,000 lao động.
Nói đi cũng cần nói lại, việc số di dân tăng trưởng mạnh có thể đem lại lợi ích về kinh tế về một mặt nào đó, nhưng nó cũng đi kèm với vô số những rủi ro khác mà xã hội có thể hứng chịu, một trong số đó là việc bóc lột sức lao động.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại