Khách du lịch Úc bị ngộ độc thực phẩm sau khi uống nước đá tại Việt Nam

Sophia Brockman, 25 tuổi, đã có một chuyến du lịch tuyệt vời tại Việt Nam nếu như cô không bị ngộ độc thực phẩm. Trước khi đến Việt Nam nghỉ hè vào năm nay, cô đã được nhắc nhở và biết rằng uống nước đá tại Việt Nam rất nguy hiểm.

SBS

Sophia Brockman (bên trái) uống Bia Sài Gòn tại Việt Nam Source: Supplied

Du lịch với suy nghĩ "YOLO", hãy coi chừng

Một cuộc khảo sát cho biết nhiều người trẻ với thái độ sống "YOLO" dễ mắc nhiều căn bệnh bất ngờ và bị ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch.

YOLO là viết tắt của “You only live once”, tạm dịch sang tiếng Việt là “Bạn chỉ sống một lần”. Bốn chữ cái đơn giản mang đến thông điệp súc tích và ý nghĩa, thúc đẩy mỗi người hãy biết sống cho chính mình, tận hưởng cuộc sống tươi đẹp chỉ có một lần trong đời và sẵn sàng làm mọi thứ để tìm kiếm niềm vui.

Sophia Brockman, 25 tuổi, đã có một chuyến du lịch tuyệt vời tại Việt Nam nếu như cô không bị ngộ độc thực phẩm. Trước khi đến Việt Nam nghỉ hè vào năm nay, cô đã được nhắc nhở và biết rằng uống nước đá tại Việt Nam rất nguy hiểm. Thế nhưng cô không ngờ rằng mình lại bị co rút bao tử một cách nghiêm trọng và nằm trên giường trong suốt kỳ nghỉ hè, còn bạn bè Sophia thì tung tăng trên biển.

“Tôi có thể khẳng định rằng chúng tôi đã có thái độ Yolo, rất chịu chơi và sẵn sàng trải nghiệm những thứ mới mẻ trong chuyến du lịch này. Chúng tôi biết rằng không nên uống nước đá nhưng chúng tôi rất muốn uống thử nước mía, cà phê đá và thức ăn đường phố vốn nổi tiếng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á”.

(Sophia Brockman "ốm nặng" vì ngộ độc thực phẩm sau khi uống một đá cà phê Việt Nam. Ảnh: Cung cấp)

Cô Sophia Brockman bị "ốm nặng" với các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm vào đêm thứ tư trong kỳ nghỉ của mình sau khi uống một ly cà phê đá Việt Nam với nước đá bị nhiễm bẩn, buộc cô phải chi trả $300 cho tiền thuốc thuốc men và dành một nửa thời gian du lịch nằm nghỉ ngơi trên giường.

"Bây giờ nghĩ lại chúng tôi cho rằng mình nên đi tiêm phòng một số loại vắc xin được chính phủ khuyến cáo.  Chúng tôi thật may mắn vì đã không mắc bệnh thương hàn ở Việt Nam”, cô Brockman nói.
"Chúng tôi biết rằng không nên uống nước đá nhưng chúng tôi rất muốn uống thử nước mía, cà phê đá và thức ăn đường phố vốn nổi tiếng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á”. Sophia Brockman
Các cuộc khảo sát gần đây từ 1.004 du khách Úc do công ty dược phẩm Sanofi thực hiện cho thấy 40% khách du lịch đã thừa nhận họ đã có thái độ "YOLO" khi trải nghiệm những điều mới mẻ trong kỳ nghỉ, và điều này là nguyên nhân tiềm ẩn cho các hoạt động nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Du khách Úc đối diện với nguy hiểm khi không tìm hiểu kỹ lưỡng, cẩn thận các nguy cơ tiềm ẩn khi ăn thực phẩm được bày bán bởi những người bán hàng rong trên đường phố, ngủ ở ngoài trời hoặc ăn thức ăn lạ.
SBS
Cà phê sữa đá Việt Nam có thể là thức uống nguy hiểm, nếu nước đá nhiễm bẩn. Source: Pixabay
Chú ý gì khi đi du lịch mùa hè này?

Một phần ba số du khách tin rang mua bảo hiểm du lịch sẽ tốt hơn là tiêm chủng, trong khi 50% khách du lịch không tiêm chủng các loại vacxin được khuyến cáo và hơn 60% đã không tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi đi du lịch ở nước ngoài.

Hơn 40% khách du lịch tham gia khảo sát thừa nhận họ từng bị ốm đau ở nước ngoài với các vấn đề có thể ngăn ngừa được, chẳng hạn như ngộ độc thực phẩm, côn trùng hay động vật cắn và bị mắc các bệnh do virus lây nhiễm.

Trong số 10 quốc gia hàng đầu được người Úc yêu thích nhất, bảy nước được coi là có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Chuyên gia y tế , bác sĩ Sarah Chu cảnh báo du khách nên cảnh giác khi đi du lịch tại các nước có nguy cơ nhiễm dịch bệnh. Khoảng 61%  khách du lịch Úc viếng thăm một đất nước có mức nguy hiểm cao “high risk countries” trong vòng năm năm qua.

"Du khách thường nghĩ  rằng họ sẽ an toàn nếu đã từng đi du lịch đến quốc gia đó rồi, hoặc bảo hiểm du lịch là đủ để bảo đảm an toàn và tiêm chủng không cần thiết. Nhưng tôi có thể bảo đảm rằng nguy cơ mắc bệnh rất cao trong thực tế và điều này có thể xảy ra với bất cứ ai", bác sĩ Chu nói.

Smartraveller và Tiến sĩ Chu đề nghị quý vị nên thảo luận về kế hoạch đi du lịch với bác sĩ gia đình sáu tuần trước khi khởi hành, tiêm chủng các vacxin cần thiết và nghiên cứu trước các rủi ro sức khỏe có thể xảy ra tại nơi quý vị dự định ghé thăm.

Giữ sức khỏe là điều rất quan trọng trên hành trình du lịch. Đến một địa danh mới, khí hậu thổ nhưỡng đổi khác, các món ăn lạ lẫm cộng với sự mệt mỏi khi di chuyển xa rất dễ khiến chúng ta bị ốm.
"Du khách thường nghĩ rằng họ sẽ an toàn nếu đã từng đi du lịch đến quốc gia đó rồi, hoặc bảo hiểm du lịch là đủ để bảo đảm an toàn và tiêm chủng không cần thiết. Nhưng tôi có thể bảo đảm rằng nguy cơ mắc bệnh rất cao trong thực tế và điều này có thể xảy ra với bất cứ ai". Sarah Chu
Chuẩn bị những loại thuốc thông thường

Hãy mang theo một vài loại thuốc, cồn và bông gạc y tế. Thuốc mang theo có thể bao gồm: Thuốc giảm đau, kháng sinh, trị tiêu chảy, thuốc chống dị ứng, vitamin, dầu gió, trà gừng, thuốc sát trùng …

Nhớ rửa tay sạch trước khi ăn. Hãy mang theo một bình nước, một bánh xà phòng, khăn giấy đề phòng nơi đến không có sẵn.

Chuẩn bị vài loại thực phẩm khô để ăn ngay khi đói bụng.

Nên mặc những loại quần áo gọn gàng, nhưng cũng phải thoải mái, dễ cử động. Không nên mặc những loại quần áo quá bó, quá chật vì có thể ảnh hưởng tới việc lưu thông máu. Về chất liệu, chọn loại thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt sẽ có lợi cho sức khoẻ.

Những ngày nắng chói chang chỉ nên tắm biển trước 10h và sau 16h. Dùng kem chống nắng xoa lên da 30 phút trước khi ra nắng và xoa lại sau 2-3 giờ. Cần đeo kính bảo vệ mắt (chọn loại kính có thể lọc được tia tử ngoại).

Đến những nơi khí hậu lạnh, cần giữ ấm cơ thể, mang vớ và khăn quàng đầy đủ để phòng chống cảm cúm.

Share
Published 16 December 2016 2:44pm
Updated 16 December 2016 2:47pm
By Bích Ngọc
Source: Sydney Morning Herald

Share this with family and friends