Highlights
- Kêu gọi cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok của Trung Quốc với cáo buộc app này gửi thông tin người dùng trên thế giới cho Bắc Kinh.
- Một Uỷ ban Thượng viện sắp có cuộc điều trần về Can thiệp Ngoại quốc thông qua Mạng Xã hội, hy vọng TikTok hợp tác điều tra.
- Ấn Độ đã cấm, nhiều thị trường khác quan ngại bao gồm Hoa Kỳ.
Tờ Herald Sun đưa tin cho rằng nhiều kế hoạch đang được tiến hành để dẹp bỏ ứng dụng chia sẻ video này trước cuộc điều trần của Thượng viện về sự Can thiệp của Ngoại Quốc thông qua Mạng Xã hội, trong bối cảnh lo sợ ứng dụng do Trung Quốc sở hữu này rò rỉ thông tin của người sử dụng đến chính quyền Bắc Kinh.
Ứng dụng quay nhanh và chia sẻ video rất phổ biến, thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc Bytedance, được cái đặt trong điện thoại của hơn 1.6 triệu người Úc.
TikTok cho phép người dùng, hầu hết trong số họ ở độ tuổi 16-24, ghi lại video của chính họ và chia sẻ video trên ứng dụng.
TikTok, một ứng dụng nhiều người trẻ yêu thích dùng chia sẻ video của Trung Quốc với nhiều lỗ hổng bảo mật và cáo buộc đã gửi thông tin người dùng cho Bắc Kinh, vừa nổi lên và trở nên phổ biến thế giới vào thời điểm COVID-19 khiến nhiều quốc gia áp đặt các lệnh phong toả.
Chủ tịch Ủy ban Thượng nghị sĩ Jenny McAllister cho biết bà hy vọng TikTok sẽ tuân thủ yêu cầu của chính phủ Úc về sự hợp tác của họ trong một cuộc điều tra về ứng dụng này.
“Tôi nghĩ người Úc sẽ trông chờ nghe thông tin từ họ,” bà McAllister nói với Herald Sun.
“Một phần công việc của Ủy ban này là đưa tất cả các bên liên quan vào phòng và tạo ra một diễn đàn nơi chúng ta có thể có một cuộc thảo luận thực sự tốt về ranh giới, về những gì và được chấp nhận và không thể chấp nhận được về các loại vấn đề như thế này.”
Tờ báo này cũng cho biết Lực lượng Quốc phòng Úc cũng đã cấm ứng dụng này trên bất kỳ thiết bị nào do quốc phòng ban hành hồi đầu năm nay.
Ấn Độ gần đây cũng đã cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc trên cả Google Play và App Store, bao gồm TikTok, nói rằng chúng gây “tổn hại chủ quyền và sự chính trực của Ấn Độ, quốc phòng Ấn Độ, an ninh quốc gia và trật tự công cộng”.
Có thể là trùng hợp, nhóm chiến binh “hack-tivist” ẩn danh Anonymous đã thực hiện một chiến dịch khốc liệt chống lại TikTok trong vài tuần qua.
“Xoá TikTok ngay”, tài khoản Anonymous đã tweet vào ngày 1 tháng Bảy, “nếu bạn biết ai đó đang sử dụng nó, hãy giải thích với họ rằng đó thực chất là phần mềm độc hại do chính phủ Trung Quốc điều hành một hoạt động gián điệp lớn”.
Tương tự như ở Ấn Độ, TikTok cũng gặp phải nhiều sự phản đối khác ở nhiều thị trường lớn trong đó có Hoa Kỳ.
Chính phủ Morrison tuần trước thông báo đã dành $1.35 tỷ đô la trong kế hoạch chi tiêu quốc phòng trị giá $270 tỷ đô la cho khả năng an ninh mạng quốc gia sau các cuộc tấn công mạng đang diễn ra từ một nhân tố ngoại quốc, được nhiều người tin là Trung Quốc.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại