Vào năm 2011, có khoảng 8% cộng đồng di dân đến Úc trên 5 năm không thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Đến năm 2016, con số này là 9.8%. Tiến sĩ Anna Boucher, chuyên gia về di dân và chính sách công tại Đại học Sydney cho biết ngày càng có nhiều di dân "đến từ Trung Quốc và Ấn Độ."
Vào năm 2010-11, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc đã để trở thành nguyên quán phổ biến nhất của các di dân tại Úc. Đến năm 2011-12, tại Úc có nhiều di dân xuất xứ từ Ấn Độ nhất (29,018), theo sau là Trung Quốc (25,509) và Vương quốc Anh (25,274).
Trái lại, vào năm 2006, hầu hết di dân tại Úc đều sinh ra tại Anh (23%), New Zealand (10%), và Ý, Trung Quốc, Việt Nam (mỗi nước 4%).
Tiến sĩ Boucher cho rằng sự gia tăng của các di dân không sử dụng tiếng Anh, một phần là do "phần đông các di dân, kể cả theo diện visa kinh doanh, không chịu bó buộc bởi các điều kiện lựa chọn."
Bà cũng lý giải rằng "các di dân tay nghề sử dụng tiếng Anh ở trình độ khá cao, song bạn đời, con cái và ông bà của họ có thể không nói được tiếng Anh."
Tuy nhiên, bà Boucher cho rằng "nếu bạn cho họ cơ hội để làm các bài kiểm tra tiếng Anh và kiểm định kỹ năng của họ trước khi đến Úc, thì họ sẽ dễ dàng hoàn nhập tốt hơn."
Giáo sư John Hajek từ Đại học Melbourne nói với SBS World News rằng, còn một lý do nữa khiến nhiều di dân không thể nói tiếng Anh, là do họ đến Úc theo diện đoàn tụ gia đình. Những người này "ít có khả năng học tiếng Anh vì họ thường ở nhà", hoặc giao thiệp chỉ trong cộng đồng của họ.
Điều đáng mừng là, thống kê dân số 2016 cho thấy những di dân trẻ sống tại Úc từ 5 năm trở lên đã có thể sử dụng tiếng Anh thành thục hơn, so với năm 2011.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại