Hướng dẫn định cư: Bạn đã bỏ rác tái chế đúng cách chưa?

Người Úc thải ra 74 triệu tấn rác mỗi năm, trong đó chỉ 60% được tái chế, phần còn lại bị đem đi chôn lấp. Biết cách bỏ rác tái chế đúng đắn và tuân theo một số quy tắc đơn giản nhất, như hướng dẫn trong bài sau đây có thể tạo ra sự khác biệt cho môi sinh.

Tái chế rác thải ở Úc

Bạn đã bỏ rác tái chế đúng cách chưa? Source: Getty / Getty Images/Jessie Casson

Key Points
  • "Mong ước tái chế" là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm
  • Bạn hãy xem món đồ tái chế là tài nguyên, và có thể có được một cuộc sống mới
  • Tái sử dụng các vật dụng có tác động tích cực về lâu dài đối với môi trường và giúp cộng đồng gắn kết hơn
Mặc dù đa số người Úc nhận biết được tầm quan trọng của việc tái chế, nhưng nhiều người vẫn “bối rối” không biết những gì có thể tái chế và những gì không thể.
Chủ tịch tổ chức Clean up Australia Pip Kiernan nói.
Một nghiên cứu mới nhất trong năm nay cho thấy 89% người được hỏi nghĩ rằng việc tái chế là quan trọng, nhưng chỉ có khoảng 1/3 người nói đúng khi nói đến những gì chúng ta có thể bỏ vào thùng rác tái chế, vì vậy chúng ta vẫn cần phải cải thiện kiến thức này.
Việc bỏ sai rác vào thùng rác tái chế hoặc bỏ chúng vào bao đựng rác có thể làm "ô nhiễm" phần còn lại của đồ tái chế, và vì vậy toàn bộ thùng rác tái chế cũng sẽ bị đưa ra bãi rác.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người bỏ đồ vào thùng tái chế, ngay cả khi họ không chắc liệu đồ đó có thể tái chế được hay không.
Việc làm này được gọi là "mong ước tái chế" và là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm.
Recycling in Australia
Your recyclables should not be bagged when placing them into the kerbside recycling bin. Source: Getty / Getty Images/RUBEN BONILLA GONZALO
Những sai lầm phổ biến mà chúng ta mắc phải là chúng ta nghĩ, ồ, tôi ước sao có thể tái chế được món này, nên tôi sẽ bỏ nó vào. Vì vậy, những thứ như khăn giấy, giấy lau bếp, rồi vải, tã lót, những thứ đó đều có thể gây ô nhiễm cho quá trình tái chế, cho toàn bộ xe tải tái chế và gây ra thiệt hại đáng kể. Pin là một thứ rác vô cùng quan trọng khác, chúng không thuộc về thùng rác tái chế.

Rác tái chế là những tài nguyên có giá trị

Điều quan trọng là phải kiểm tra với hội đồng địa phương của bạn về những gì có thể được tái chế trong khu vực của bạn, vì các quy định về rác tái chế không chỉ khác nhau giữa các tiểu bang và vùng lãnh thổ mà còn khác nhau giữa các hội đồng địa phương. Việc này khiến cho quá trình giáo dục về rác tái chế cho người Úc trên toàn quốc trở nên khó khăn.

Các công cụ trực tuyến miễn phí như , có thể cung cấp cho bạn những hướng dẫn về thùng rác rõ ràng và cụ thể tại khu vực địa phương nơi bạn sống.

Nhưng một quy tắc chung mà tất cả chúng ta đều tuân theo, đó là chỉ bỏ rác tái chế sạch và khô vào thùng tái chế. Bạn hãy xem món đồ tái chế này là tài nguyên, và có thể có được một cuộc sống mới.
Chẳng hạn, bạn đừng bỏ rác tái chế vào những bao rác ni lông hoặc nhựa. Rác tái chế cần được làm sạch và lau khô. Ví dụ, nếu đó là một cái lọ, chúng ta cần lấy bất kỳ thực phẩm rắn nào từ đó hoặc bất kỳ chất lỏng nào từ đó, mở nắp kim loại ra khỏi lọ thủy tinh và để riêng những thứ đó vào thùng rác tái chế. Nếu đó là bìa giấy cứng, thì chúng cần phải sạch và khô, vì vậy nếu chúng dính dầu mỡ, thì chúng không thể cho vào thùng rác tái chế, mà cần phải cho vào thùng rác chung.

Nhãn tái chế Australasian Recycling Label (ARL)

đã được giới thiệu vào năm 2018, trong đó đưa ra hướng dẫn rõ ràng về những thành phần nào của bao bì sản phẩm có thể được tái chế.
Bà Kiernan giải thích chuyện này thường liên quan đến việc bạn phải tách các bộ phận của món rác đó ra, chẳng hạn nắp ra khỏi lọ, nắp đậy ra khỏi cái hộp hoặc đồ nhựa ra khỏi các bộ phận còn lại.
Điều này đã cung cấp sự hướng dẫn rất tốt cho chúng ta với tư cách là người tiêu dùng, vì vậy thường có một số quy tắc chẳng hạn với những bình xịt bạn thường sử dụng lên quần áo để loại bỏ vết bẩn trước khi giặt, thì bản thân vòi xịt không tái chế được nhưng cái bình thì có thể tái chế. Và nếu sản phẩm có dán Nhãn tái chế của Úc, thì nhãn đó sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn cụ thể và bạn biết cách tách những món đồ đó ra trước khi bỏ chúng vào thùng rác tái chế.
Australian Recycling Label
Australian Recycling Label (ARL) Credit: Clean Up Australia
Nếu một món đồ không có nhãn ARL và bạn không chắc nó có thể tái chế được hay không, thì hãy bỏ nó ra khỏi thùng rác tái chế để nó không làm ô nhiễm phần còn lại của những món đồ tái chế tốt.

Trả hàng tái chế tại các địa điểm trả hàng

Mặc dù các vật dụng như nhựa mềm không thể được tái chế thông qua thùng tái chế trong nhà của bạn, nhưng chúng vẫn là những món có thể tái chế được. Với những món đồ nhựa mềm, bạn cần phải đưa chúng đến các điểm trả hàng nhựa được chỉ định trên khắp cả nước.
là tổ chức đã cung cấp các cách phục hồi và tái sử dụng nhựa mềm trong hơn mười năm qua. Họ có hơn 1.900 địa điểm trả hàng trên khắp cả nước, bao gồm tại tất cả các siêu thị lớn.

Rebecca Gleghorn là giám đốc tiếp thị và truyền thông tại RED Group.

Bốn triệu miếng nhựa mềm đã được trả lại tại các thùng rác của RED mỗi ngày. Trung bình mỗi miếng nhựa là là 4 gam, như vậy đã có 16.000 ký nhựa mềm được tiết kiệm và không phải đi vào bãi rác mỗi ngày trên toàn quốc, con số này đang tăng lên. Số lượng tăng lên trên 200% chỉ trong năm tài chính 2020 - 2021.
Từ túi hàng đông lạnh đến các túi đựng bánh mì, túi có khóa zip, và thậm chí cả bọc bong bóng từ hàng bưu điện, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy số lượng nhựa mềm mà bạn có thể tích tụ trong một thời gian, tất cả đều có thể được tái chế.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ và giống như bất kỳ hoạt động tái chế nào ở Úc, chúng ta phải luôn luôn kiểm tra nhãn ARL.
Những thứ mà chúng tôi không thể lấy là bất cứ thứ gì hoàn toàn làm từ bạc, nó có hàm lượng nhôm quá cao. Chúng tôi cũng không thể lấy nhựa mềm có thể phân hủy và phân hủy sinh học được. Lý do là chúng có chất phụ gia trong đó là cố ý được thiết kế để phá vỡ loại bao bì cụ thể đó. Bạn có thể tưởng tượng nếu sau đó chúng tôi cố gắng sử dụng loại nhựa đó với chất phụ gia bên trong, trong một sản phẩm như cái ghế dài hoặc tấm vải hoặc thứ gì đó tương tự, thì sản phẩm đó sẽ bị phân hủy.
Những loại nhựa mềm này sau đó được xử lý và gởi đến các đối tác sản xuất, để biến chúng thành hàng rào, đồ nội thất, cơ sở hạ tầng, đường xá, và rất nhiều sản phẩm khác.

Các hội đồng địa phương cũng có những ngày được chỉ định để thu thập các chất thải gia đình khác không thể tái chế, chẳng hạn rác thải điện tử, đồ gia dụng và các phim chụp X-quang. Họ cũng có thể thu thập các loại hóa chất độc hại và pin để tiêu hủy một cách an toàn. 

Tái sử dụng đồ đạc để có một tương lai tốt đẹp hơn

Trong khi việc chuyển đổi rác thải trở thành một thứ gì đó mới, và có tác động tích cực đến môi trường, thì nó không thay đổi một thực tế là chúng ta đang sản xuất và tiêu thụ vô số sản phẩm.

Hiện nay đang có một xu hướng trên thế giới, bao gồm Úc, là mọi người có thể chia sẻ và nhận các món đồ miễn phí, để đồ đạc được tái sử dụng đi và tái sử dụng lại.

“Dự án Không Mua gì hết” đã bắt đầu ở Mỹ vào năm 2013 và bùng nổ trên toàn thế giới kể từ đó.
Liv McGuiness, người quản lý “Dự án Không Mua gì hết” tại vùng Hills của Sydney, nói mọi người đang bắt đầu đặt câu hỏi, về các nguồn tài nguyên đến từ đâu và sẽ đi về đâu.
Chúng tôi đã ngừng suy nghĩ rằng cái thùng rác màu đỏ là một hệ thống ma thuật, nơi chúng ta có thể bỏ mọi thứ vào đó mà không mang theo một cảm giác tội lỗi nào cả, và sau đó chúng biến mất. Chúng tôi bắt đầu tự hỏi về tất cả những thứ chúng tôi đã ném vào thùng màu đỏ trong hàng chục năm qua và thực tế là chúng vẫn đang ở đâu đó, đang dần mục nát, và tôi nghĩ mọi người không muốn đóng góp vào sự lãng phí theo cách mà họ đã từng làm trước đây.

Secondhand economy
Reusing and repurposing, the way of the future Source: Getty / Getty Images/Su Arslanoglu
Từ đồ chơi trẻ em, đến những món đồ trong tủ quần áo của bạn, ngày càng nhiều đồ vật được chia sẻ và tiếp nhận trong nhóm mỗi ngày.

Về căn bản, quy tắc là bất cứ thứ gì hợp pháp đều có thể được ban tặng, và chúng tôi thực sự đã thấy nhiều thứ đặc biệt được ban tặng, từ đồ ăn đến đồ nội thất, từ những cái hộp đến đồ điện cũ và điều đó thật phi thường. Những món thực sự phổ biến là hộp giấy để chuyển nhà, những loại cây đã được giâm từ cành, những thứ đặc biệt không có nhiều giá trị về mặt kinh tế là những thứ mà mọi người thường rất vui khi cho và nhận.

Tái sử dụng các vật dụng có tác động tích cực về lâu dài đối với môi trường và giúp cộng đồng gắn kết hơn.

Khi bạn là người hưởng lợi từ lòng tốt của người khác trên internet, một người không quen biết bạn, không quan tâm đến cuộc sống của bạn, không biết bất cứ điều gì về hoàn cảnh của bạn, nhưng sẵn sàng cho bạn một thứ gì đó mà họ không còn ràng buộc, thì tôi nghĩ đó là một điều tích cực.

Đối với những người mới chuyển đến một cộng đồng, đây cũng là một cách tuyệt vời để gặp gỡ mọi người và hình thành mạng lưới của bạn.

Nếu tất cả chúng ta đều dành một chút thời gian và quan sát cách chúng ta tái chế hoặc xử lý rác thải của mình, chúng ta có thể thực hiện được nhiều sự thay đổi để đóng góp vai trò của mình cho hành tinh. Và sự thay đổi đó có thể bắt đầu từ hôm nay.


Share
Published 8 August 2022 3:55pm
By Yumi Oba, Lê Tâm


Share this with family and friends