Hong Kong vẫn thắp nến tưởng niệm cuộc đàn áp Thiên An Môn dù có lệnh cấm "vì coronavirus"

Người Hồng Kông sẽ thắp nến trên khắp các đường hẻm con phố họ cư ngụ trong đêm thứ Năm để kỷ niệm 31 năm ngày xảy ra cuộc thảm sát Thiên An Môn trong bối cảnh chính quyền thành phố lần đầu tiên cấm buổi tưởng niệm truyền thống hàng năm này.

Pro-democracy activists light up candles on the eve of the Beijing Tiananmen Massacre anniversary in Hong Kong.

Pro-democracy activists light up candles on the eve of the Beijing Tiananmen Massacre anniversary in Hong Kong. Source: EPA

Highlights
  • Lễ thắp nến tưởng niệm Thiên An Môn hàng năm lần đầu tiên bị cấm tổ chức ở Victoria Park với lý do hạn chế coronavirus.
  • Cũng hôm nay, các nhà lập pháp Hong Kong sẽ bỏ phiếu cho dự luật quốc ca mới – xúc phạm quốc ca Trung Quốc bị phạt tối đa 3 năm tù.
  • Căng thẳng gia tăng khi Trung Quốc sắp đưa ra luật an ninh mới ở Hong Kong, người dân Hong Kong lo sợ mất quyền bán tự trị, các nước phương Tây phản đối.
Dân Hồng Kông sẽ tưởng nhớ về cuộc đàn áp Thiên An Môn chết chóc ở Trung Quốc đại lục bằng hành động người người nhà nhà thắp nến ngay trong các khu phố mình ở khắp nơi trên thành phố không lúc nào mỏi mệt này, sau khi chính quyền cấm một buổi tụ họp cầu nguyện đông người.

Lần đầu tiên sau 31 năm, chính quyền ở Hồng Kông đã cấm một buổi cầu nguyện hàng năm để kỷ niệm cuộc đàn áp Thiên An Môn. Trên giấy tờ, lý do là vì sợ coronavirus lây lan nhưng các nhà tổ chức buổi cầu nguyện cho biết với luật an ninh quốc gia mới sắp ra mắt, cảnh sát có thể không bao giờ cho phép hoạt động như vậy diễn ra nữa.
Thảo luận cởi mở về sự đàn áp tàn bạo bị cấm bên trong Trung Quốc đại lục, nơi hàng trăm người – theo nhiều ước tính khác hơn một ngàn người – đã chết khi Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi xe tăng vào Thiên An Môn ngày 4 tháng Sáu năm 1989 để đè bẹp một cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo ở Bắc Kinh kêu gọi cải cách dân chủ.

Nhưng người Hồng Kông đã giữ những ký ức này tiếp tục sống trong ba thập niên qua bằng cách tổ chức một buổi cầu nguyện rất quy mô hàng năm trong một công viên, nơi duy nhất thuộc về Trung Quốc có thể diễn ra những cuộc tưởng niệm lớn như vậy.

Với lý do y tế công, cuộc tưởng niệm năm nay ở Hong Kong bị cấm với hạn chế đặt ra không hơn tám người được phép tập trung tại nơi công cộng, để chống lại coronavirus.
Thay vào đó, các nhà tổ chức đã kêu gọi cư dân thắp nến vào lúc 8 giờ tối (10 giờ tối AEST ở Úc) bất cứ nơi nào họ đang ở hay đi đến.

“Nếu chúng tôi không được phép thắp một ngọn nến trong một cuộc tụ họp, chúng tôi sẽ để những ngọn nến được thắp sáng khắp thành phố,” Lee Cheuk-yan, chủ tịch của ban tổ chức tưởng niệm Hồng Kông, nói với các phóng viên.

Đám đông đã phẫn nộ trước sự kiện tưởng niệm Thiên An Môn của Hồng Kông bị cấm, với lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ sớm dập tắt các quyền tự do ấp ủ của chính quyền bán tự trị, một vấn đề đã thống trị trung tâm tài chính thế giới này trong 12 tháng qua.
A woman holds a candle on the eve of the Beijing Tiananmen Massacre anniversary in Hong Kong
A woman holds a candle on the eve of the Beijing Tiananmen Massacre anniversary in Hong Kong Source: AAP
Hong Kong xuất hiện trên trang đầu báo chí thế giới trong bảy tháng liên tiếp vì các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lớn mạnh, thường xuyên, và dữ dội vào năm ngoái – các cuộc biểu tình đã bắt đầu năm ngày sau buổi tưởng niệm Thiên An Môn hàng năm 2019, có thể sẽ là lần cuối cùng.

Luật an ninh và quốc ca

Đáp trả những cuộc biểu tình hồi tháng trước, Bắc Kinh đã công bố kế hoạch đưa ra luật an ninh quốc gia sâu rộng bao gồm ly khai, lật đổ quyền lực nhà nước, khủng bố và can thiệp ngoại quốc.

Trung Quốc nói rằng luật mới – sẽ được cơ quan lập pháp của Hồng Kông thông qua – là cần thiết để giải quyết “khủng bố” và “ly khai” trong một thành phố không mỏi mệt mà giờ đây được Bắc Kinh coi là mối đe dọa trực tiếp an ninh quốc gia.

Nhưng nhiều phía chống đối, bao gồm nhiều quốc gia phương Tây, lo ngại điều đó sẽ mang lại sự áp bức chính trị kiểu đại lục cho một trung tâm tài chính được cho là có quyền tự do và quyền tự trị trong 50 năm sau khi chuyển giao cho Trung Quốc từ Vương Quốc Anh năm 1997.
Dự kiến các nhà lập pháp của Hồng Kông sẽ bỏ phiếu cho một đạo luật gây tranh cãi khác vào thứ Năm – một hình phạt mới, theo đó xúc phạm đối với quốc ca của Trung Quốc sẽ bị tối đa ba năm tù.

Trong bối cảnh tưởng niệm Thiên An Môn bị cấm tổ chức ở Victoria Park, người Hồng Kông đang tổ chức cuộc tưởng niệm này ngay tại nơi mình ở và trở nên sáng tạo – chủ yếu với hình thức thắp lên những ngọn nến.

“Chúng tôi hy vọng nến trắng sẽ được phân phối tại 100 đến 200 địa điểm trên khắp Hồng Kông,” Chiu Yan-loy, một ủy viên hội đồng quận và thành viên liên minh nói với AFP.
Các nhóm trực tuyến đã gửi bản đồ và danh sách của hơn một chục quận kêu gọi mọi người tụ tập để hình thành những buổi tưởng niệm nhỏ.

Bảy nhà thờ Công giáo cũng đã công bố kế hoạch tổ chức một buổi lễ kỷ niệm vào tối thứ Năm.
Pro-democracy activist take part in a rally on the eve of the Beijing Tiananmen Massacre anniversary in Hong Kong.
Pro-democracy activist take part in a rally on the eve of the Beijing Tiananmen Massacre anniversary in Hong Kong. Source: EPA
Cảnh sát chống bạo động đã nhanh chóng chống lại các cuộc biểu tình hình thành trong những tuần gần đây, dùng lý do áp dụng các biện pháp chống coronavirus và bắt giữ nhiều trăm người.

Lễ thắp nến tưởng niệm Thiên An Môn cũng được lên kế hoạch ở nước láng giềng Đài Loan và ở nhiều nước phương Tây có di dân Trung Quốc.

Nhưng ở Trung Quốc đại lục, cuộc đàn áp Thiên An Môn được giữ kín bằng cách kiểm duyệt và xoá sạch thông tin. Cụ thể là kiểm duyệt hoàn toàn những đề cập đến các cuộc biểu tình và những người bất đồng chính kiến thường được cảnh sát ghé thăm trong những ngày trước ngày 4 tháng Sáu.
Cảnh sát ở Bắc Kinh đã ngăn một nhiếp ảnh gia AFP vào Quảng trường Thiên An Môn để ghi lại buổi lễ chào cờ hừng đông vào ngày thứ Năm.

Biểu tượng (emoji) hình cây nến (đèn cầy) đã...  biến mất trong những ngày gần đây trên Weibo – một mạng xã hội giống như Twitter của Trung Quốc.

Hôm thứ Tư, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã mô tả những lời kêu gọi Bắc Kinh phải xin lỗi vì cuộc đàn áp Thiên An Môn của Đài Loan là “hoàn toàn vô nghĩa”.

“Những thành tựu to lớn kể từ khi thành lập Trung Quốc mới trong hơn 70 năm qua đã chứng minh đầy đủ rằng con đường phát triển mà Trung Quốc đã chọn là hoàn toàn đúng đắn,” phát ngôn  nhân Zhao Lijian nói với các phóng viên.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 4 June 2020 5:34pm
Updated 4 June 2020 5:37pm
By Trinh Nguyen
Source: AFP, SBS

Share this with family and friends