là cuộc khảo sát toàn diện nhất về gia đình ở Úc với 17.000 người tình nguyện tham gia kể từ năm 2001.
Trong phúc trình của năm nay người ta thấy có một điểm nổi bật là sự trì trệ của thu nhập gia đình kể từ năm 2012, và khuynh hướng này đáng báo động vì nó kéo dài.
Tác giả phúc trình, Giáo sư Roger Wilkins của Melbourne Institute, cho biết trên thực tế thu nhập của gia đình thậm chí còn sụt giảm chút đỉnh.
"Sự chênh lệch trong thu nhập cũng tăng mặc dù không đột biến do thuế được điều chỉnh và người ta có thể kiếm được việc làm có lương cao hơn."
Giáo sư Wilkins nói sự chênh lệch về thu nhập chỉ tiệm tiến, nhưng sự chênh lệch giữa người trẻ và già lại cách biệt nhiều trong khả năng mua nhà.
Tỉ lệ sở hữu nhà của người dưới 40 tuổi chỉ còn 25% so với 36% trong năm 2002. Tại những nơi giá nhà cao sự cách biệt này còn cao, với chỉ có 20% người trẻ ở Sydney sở hữu một căn nhà.
Điều đó có nghĩa giới trẻ phải sống chung với cha mẹ lâu hơn. Trong năm 2015, 60% thanh niên tuổi từ 22-25 và gần phân nửa thiếu nữ cùng độ tuổi sống chung với cha mẹ. Tỉ lệ này trong năm 2001 chỉ có 43% cho nam và 27% cho nữ.
Phúc trình Hilda cho thấy người trẻ cũng chật vật hơn khi mua nhà. So với năm 2002, giới trẻ ngày nay phải mang nợ gấp đôi, và không chỉ có vậy mà họ không trả được bớt nợ tí nào.
Từ 30-40% đang trả nợ mua nhà trên thực tế đã thấy số nợ của mình tăng lên mỗi năm.
"Tôi nghĩ cũng hợp lý để nói rằng khi thu nhập không tăng, thì người ta phải dựa vô giá trị căn nhà để trang trải cho cuộc sống đắc đỏ," Giáo sư Wilkins giải thích.
Theo Giáo sư Wilkins, giới trẻ không mua được nhà, không có phần trong lợi nhuận kinh tế và xã hội là điều đáng quan ngại.
"Tôi nghĩ đây là một vấn đề về kinh tế và xã hội cho nước Úc đòi hỏi cần có chính sách để đối phó."
Giáo sư Wilkins điều đó có nghĩa chính phủ cần nghiêm túc xem lại chính sách khuyến khích đầu tư địa ốc như "negative gearing" và "capital gain tax".
READ MORE
10 điều cần biết về tiền Super
Không chỉ có giá nhà tăng vọt mà còn nhiều yếu tố khác cũng khiến giới trẻ gặp khó khăn khi muốn mua nhà.
Sinh viên ra trường sau này được trả lương không bằng với những người tốt nghiệp trước đây, đó là chưa kể số sinh viên tốt nghiệp đại học ngày nay tăng mạnh tạo nhiều cạnh tranh trong lúc tìm việc làm.
Ngoài việc phải trả nợ vay của chính phủ khi đi học, các gia đình trẻ còn phải đương đầu với nhiều chi phí khác như gần đây tiền giữ trẻ đã tăng đến 75%.
Phúc trình Hilda tìm thấy ít nhất 80% gặp khó khăn khi gởi trẻ, không chỉ tốn kém mà tìm được nhà trẻ thích hợp cũng không phải dễ dàng.
Ngược lại với giới trẻ thì người về hưu lại có cuộc sống tương đối khả quan hơn so với trước.
"Đặc biệt họ ngồi trên đống tiền của căn nhà đã trả xong và chúng ta thấy nhiều người về hưu với khoản tiền hưu đáng kể," Giáo sư Wilkins cho biết.
Tuy nhiên phúc trình Hilda tìm thấy người ta làm việc lâu hơn, và chỉ về hưu một khi đủ điều kiện tài chánh để hưởng nhàn.
"Trước đây thường lý do về hưu là vì không còn sức khỏe hay bị đuổi việc. Điều đó có nghĩa là thị trường lao động đã làm tốt hơn để giữ những nhân viên có tuổi."
Giáo sư Wilkins cũng phân tích rằng giới trẻ sau này sẽ không có được sự thuận lợi đó, bởi vì họ bước vào thị trường địa ốc chậm hơn cho nên khi đến tuổi về hưu vẫn sẽ còn nợ tiền nhà nhiều, cũng như nhiều người sẽ phải đi thuê vì trước đó không mua được nhà riêng cho mình.