Highlights
- Tờ báo De Minimis là tờ báo không chính thống thuộc khoa Luật Đại học Melbourne, được cấp ngân sách bởi Hiệp hội sinh viên sau đại học.
- Đại học Melbourne nói họ không phân biệt sinh viên quốc tế, và không đứng trên quan điểm bài báo.
- Hội đồng Sinh viên Quốc tế tại Úc cảnh báo chuyện này có thể gia tăng chuyện kỳ thị chống Trung Quốc và chống người châu Á.
Một bài báo thuộc Đại học Melbourne đã kêu gọi đại học này không nhận sinh viên đến từ Trung Quốc do những cáo buộc về việc chính phủ Trung Quốc đã đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Bài báo đã gây nên sự giận dữ ở nhiều nhóm sinh viên quốc tế.
một tờ báo của sinh viên khoa Luật Đại học Melbourne, vào ngày 18 tháng Ba.
Tác giả bài báo gây tranh cãi này đã nói rằng “không chấp nhận sinh viên Trung Quốc” là một hình thức tẩy chay, sau khi Canada và Hoa Kỳ buộc tội Trung Quốc về chuyện đàn áp nhóm người thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
“Tôi không có vấn đề gì với các bạn học người Trung Quốc. Tôi có rất nhiều bạn trong số họ,” bài báo có viết.
“Tuy vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải hiểu rằng, bằng việc đàn áp, họ đã đem lại hậu quả cho người dân Trung Quốc.”
tờ báo không đứng trên lập trường của ý kiến trong bài báo.
“Tờ báo ủng hộ những ý kiến trao đổi tự do và cởi mở đối với cộng đồng Khoa Luật đại học Melbourne,” ông Ferguson nói.Belle Lim, chủ tịch Hội đồng Sinh viên Quốc tế tại Úc (CISA), nói rằng mặc dù Hội đồng ủng hộ quyền tự do ngôn luận tại các trường đại học, nhưng những nhận xét như vậy có thể gây quan ngại.
University of Melbourne Source: AAP
Bài báo có thể đổ thêm dầu vào lửa đối với chuyện kỳ thị chống Trung Quốc và chống người châu Á, bà cảnh báo.
“Không sinh viên nào đáng bị đẩy ra rìa hoặc bị chĩa mùi dùi ở trong quốc gia này,” bà Lim nói.
Tuy nhiên lời kêu gọi trực tiếp “không nhận sinh viên Trung Quốc” vẫn nằm trong khuôn khổ cho phép của việc tự do ngôn luận, theo lời giáo sư Katharine Gelber, giáo sư về chính sách và chính trị thuộc Đại học Queensland.
Bà nói theo luật của Úc thì tự do ngôn luận vẫn phải có giới hạn, và không được phép có những lời lẽ thù địch. Thế nhưng bà không cho rằng lời kêu gọi này được xếp vào loại “lời lẽ thù địch”.
“Lời lẽ thù địch có nghĩa là nó ra dấu hiệu để có hành động, có nghĩa là phải làm hại đáng kể đến cộng đồng, chứ không chỉ là mang lại cảm giác tổn thương cho cá nhân.”
Giáo sư Li Wei, một giảng viên khoa Kinh tế Đại học Sydney, trong một cuộc phỏng vấn với SBS đã cho biết, phần lớn ngân sách dành cho nghiên cứu ở các trường đại học Úc là nhờ vào sinh viên quốc tế. Do đó, việc ngừng nhận sinh viên quốc tế sẽ gây nên nhiều vấn đề liên quan đến tài chính kinh tế.
Bà Wei cũng nhắc tới việc nhiều trường đại học đang gặp khó khăn về tài chính khi chính phủ Úc đóng cửa biên giới do đại dịch COVID-19 khiến số lượng sinh viên quốc tế sụt giảm. Đối với các giảng viên đại học, rất khó để chuyển đổi nghề nghiệp nếu họ bị mất việc. Đại học Sydney là một trong số hiếm hoi các đại học Úc không phải sa thải nhân viên vì mức độ phụ thuộc vào sinh viên quốc tế rất thấp.
Bà chỉ ra rằng mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc hiện đang căng thẳng. Sáu tháng trước, các quan chức Trung Quốc thậm chí đã ra cảnh báo đến sinh viên nước này không nên chọn Úc làm điểm đến học tập. Nếu các đại học Úc ngừng nhận sinh viên Trung Quốc, thì đó là điều mà chính phủ Trung Quốc muốn thấy.
Bà Li Wei tin rằng những vấn đề liên quan đến Tân Cương hay Hồng Kông nên được giải quyết ở cấp độ chính phủ liên bang.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại