Hàng chục ngàn người ký tên vào thỉnh nguyện thư phản đối chính sách ‘phân biệt đối xử’ của Úc đối với người giữ visa tạm trú

Một thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ cho phép những người giữ visa tạm trú được tự do bay ra nước ngoài và sau đó quay trở lại Úc đã thu hút hơn 40,000 chữ ký.

Thousands have signed a petition against Australia’s ‘discriminatory’ border policies for temporary visa holders.

Thousands have signed a petition against Australia’s ‘discriminatory’ border policies for temporary visa holders. Source: Unsplash

Tính đến ngày 31/3/2020, có khoảng 2.17 triệu người giữ visa tạm trú tại Úc.

Cô Katie Stenson, tác giả của  này, nói với  rằng việc ngăn cấm những người giữ visa tạm thời không được ghé thăm bạn bè và gia đình ở nước ngoài là “phân biệt đối xử”.

“Chúng tôi làm việc ở đây, đóng thuế, tiêm đủ hai liều vắc-xin và đóng góp cho xã hội,” cô nói.

Cô Stenson chuyển đến Úc từ Ireland cách đây 5 năm và gặp gia đình lần cuối vào tháng 8/2019. Cô vốn dự định về thăm gia đình nhân dịp sinh nhật thứ 60 của mẹ mình – nhưng sau đó đại dịch đã ập đến.

Cô cho biết một số người bạn của mình cũng bị mắc kẹt không thể quay trở lại Úc sau khi rời đi.

“Chị gái của một người bạn của tôi qua đời khi mới 25 tuổi. Bạn của tôi mang thai và phải trở về nhà và mất bốn tháng để quay trở lại đây,” cô nói.

“Phải mất nhiều tháng vận động hành lang các dân biểu, viết thư cho các chính trị gia và nộp đơn xin miễn trừ.

“Tôi nghĩ nếu như vậy, không đời nào những người muốn gặp mặt gia đình lại có cơ hội vào lại Úc.”

Cô Stenson cho biết mặc dù thời gian qua rất khó khăn, cô rất vui khi thỉnh nguyện thư của mình được nhiều người ủng hộ.

“Khi mới mở thỉnh nguyện thư, tôi thậm chí còn không quen đến 40 người tại Úc. Và những người đã ký tên không chỉ có người nước ngoài, mà còn có cả người Úc,” cô nói.

“Thật tuyệt vời khi thấy điều đó. Người Úc đang ủng hộ chúng tôi và chấp nhận chúng tôi.”
Sandeep Verma, a temporary visa holder who is currently stranded in India.
Sandeep Verma, a temporary visa holder who is currently stranded in India. Source: Supplied
Một trong những người ký tên vào thỉnh nguyện thư là anh Sandeep Verma, một người giữ visa tạm trú đang bị mắc kẹt ở Ấn Độ sau khi quay trở về vào tháng Ba năm ngoái.

Do visa Úc của anh sẽ hết hạn vào tháng Mười hai năm nay, anh ấy đang ngày càng trở nên lo lắng hơn.

“Thật không dễ dàng trong suốt 20 tháng qua khi thấy visa của tôi sắp hết hạn,” anh nói với SBS News.

Anh Verma đã sống tại Úc trong 7 năm qua, và khi về thăm Ấn Độ, anh đã bỏ lại tất cả đồ đạc và công việc của mình tại Úc.

Trong bối cảnh nhiều ngành công nghiệp ở Ấn Độ bị tê liệt vì đại dịch, anh Verma đã không thể kiếm được việc làm.

“Tôi đã không kiếm được việc làm trong suốt 20 tháng qua, vì vậy tôi cũng gặp khó khăn về mặt tài chính,” anh nói.
Minister for Home Affairs Karen Andrews.
Minister for Home Affairs Karen Andrews. Source: AAP
Tổng trưởng Nội vụ Karen Andrews hồi tháng Mười cho biết biên giới quốc tế của Úc sẽ mở cửa theo từng giai đoạn, trong đó công dân và thường trú nhân Úc được “ưu tiên”.

“Sau đó chúng tôi sẽ làm việc với các nhóm khác... để những người lao động có tay nghề có thể nhập cảnh, sau đó sẽ là sinh viên quốc tế, và sau đó chúng tôi sẽ xem xét cho du khách quốc tế quay trở lại,” bà nói với đài số 10.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC hôm thứ Ba, bà Andrews đã đề cập đến việc nới lỏng các hạn chế trong “những tuần và tháng tới”.

“Tôi biết một số người giữ visa tạm trú đã bị chia cắt khỏi bạn bè và gia đình trong đại dịch,” bà nói.

“Đó là lý do vì sao tôi hy vọng có thể tiếp tục nới lỏng các hạn chế trong những tuần và tháng tới khi tỷ lệ chủng ngừa của chúng ta tiếp tục tăng.”

Cả bà Andrews và Bộ Nội vụ đều không trả lời câu hỏi vì sao các du khách từ Singapore và New Zealand được cho biết thời gian nhập cảnh vào Úc, còn những người giữ visa tạm trú thì không.

Anh Verma cho biết anh rất “đau lòng” khi nghe tin về quyết định này.

“Khi đọc những tin tức như thế này, mặc dù chúng tôi đã được chủng ngừa đầy đủ, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi xứng đáng được biết chính xác ngày nào chúng tôi có thể quay trở lại,” anh nói.

“Thật không công bằng. Những người giữ visa tạm thời như chúng tôi đã tự hào đóng góp cho nước Úc.

“Nếu họ cho biết rõ ràng thời điểm chúng tôi có thể quay trở lại Úc, chúng tôi sẽ bình tĩnh và bớt lo lắng hơn. Đó là tất cả những gì chúng tôi trông đợi từ chính phủ.”

Chị P., một người Việt ký tên vào thỉnh nguyện thư chia sẻ lý do ký tên là: “Tôi rất nhớ bạn bè của mình.”

Còn chị T., một cựu du học sinh Úc hiện giữ visa 485, đang bị mắc kẹt tại Việt Nam cho biết: “Tôi tin chắc người góp phần đóng thuế và xây dựng nước Úc là những người giữ visa 485 nhiều hơn bất kì du khách nào đến từ New Zealand hay Singapore. Và đây rõ ràng là hành động phân biệt đối xử!”

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 4 November 2021 12:00am
Updated 12 August 2022 3:01pm
By Eden Gillespie, Đăng Trình

Share this with family and friends