Gần 600,000 người giữ visa tạm trú rời khỏi Úc trong năm 2020

Trong đợt sụt giảm dân số đáng kể nhất trong lịch sử Úc, hàng trăm ngàn người giữ visa tạm trú, bao gồm khách du lịch, du học sinh và người lao động đã trở về nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và biên giới quốc tế đóng cửa.

Sydney man visited a number of venues while infectious with COVID-19

Sydney man visited a number of venues while infectious with COVID-19 Source: Getty Images/ James D. Morgan

Số liệu của Bộ Nội vụ cho thấy sự sụt giảm mạnh nhất diễn ra trong ba tháng sau khi đại dịch bùng phát vào tháng 3/2020, khi gần 143,000 người giữ visa tạm trú đã rời khỏi Úc.

Cựu quan chức cao cấp của Bộ Di trú Abul Rizvi nói với  rằng giáo dục và du lịch là hai ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt di cư ồ ạt này.

“Chúng ta đang thấy tác động của điều này đối với các trường đại học, vốn đã mất đi 17,000 việc làm, ngành du lịch quốc tế, và những khó khăn mà nông dân đang phải đối mặt để tìm kiếm người lao động trong nông trại,” ông nói.

“Về lâu dài, tác động sẽ là sự già hóa dân số của Úc nhanh hơn so với dự đoán trước khi xảy ra đại dịch. Điều này sẽ dẫn đến một ngày mà các ca tử vong sẽ bắt đầu vượt quá số ca sinh ở Úc, mặc dù Úc có thể vẫn là quốc gia phát triển cuối cùng bước vào giai đoạn này.”

Ông Rizvi dự đoán các di dân tạm trú sẽ tiếp tục rời khỏi nước Úc vì “thị trường lao động yếu”.
Nếu họ không thể tìm được việc làm hoặc không giữ được công việc hiện tại, họ sẽ rất khó để sống tại Úc vì không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ chính phủ.
Hồi tháng Mười năm ngoái, ngân sách liên bang ước tính lượng nhập cư ròng của Úc sẽ rơi vào mức âm lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai, và sẽ không phục hồi về mức trước đại dịch trong hơn bốn năm.

Một bản phúc trình năm 2019 của  nhấn mạnh vai trò của những người giữ visa tạm trú, đặc biệt là những người có có tay nghề cao trong việc lấp đầy những khoảng cách kỹ năng quan trọng, và đóng góp chung của họ cho nền kinh tế bằng cách đóng thuế và chi tiêu trong các cộng đồng mà họ sinh sống.

Bà Gabriela D’Souza, nhà kinh tế học cao cấp của CEDA, cho biết Úc có một lịch sử lâu dài trong việc thu hút di dân tạm trú có tay nghề, và “bất kể hệ thống giáo dục của chúng ta được trang bị tốt đến đâu, có một số kỹ năng và dự án đòi hỏi phải có ngay lập tức lực lượng lao động có kỹ năng để tiếp tục và tiến bộ”.

“Việc đóng cửa biên giới hiện tại đặt ra một gò giảm tốc độ đối với những nỗ lực đó và sẽ khiến chúng ta mất một số tiến bộ trong dài hạn,” bà nói.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 15 February 2021 6:15pm
By Avneet Arora
Presented by Đăng Trình

Share this with family and friends