Quay phim trong trường hợp khẩn cấp có phạm luật?

Ngày càng nhiều người dùng điện thoại để ghi lại các sự kiện: đánh nhau, cãi vã, đụng xe… như một cách lưu bằng chứng sau đó chia sẻ lên mạng. Hành động này có hợp pháp không?

Filming in emergency can cause problem

Source: Pixabay

Chỉ cần một thao tác chiếc điện thoại đã kết nối bạn với cả thế giới mạng, nhưng trước hết hãy hiểu rõ luật và bổn phận của mình.

Không có nghĩa vụ cứu giúp

Theo luật Úc, bạn không có nghĩa vụ phải giúp một người lạ trong trường hợp khẩn cấp hoặc tai nạn.

Michael Eburn, một Phó Giáo sư Luật tại trường ANU và là một blogger, giải thích, điều này có nghĩa là nếu bạn quyết định không giúp đỡ ai đó thì bạn cũng không có lỗi.

“Luật không áp dụng trong trường hợp nạn nhân có mối quan hệ với bạn, hoặc bạn là người gây ra tai nạn.

“Nhưng nếu bạn chỉ nhìn thấy tai nạn xảy ra và không liên quan gì đến nạn nhân, thì bạn không có trách nhiệm phải hỗ trợ hoặc cứu giúp.”

Do đó, đối với việc bật camera lên và ghi hình, luật trong trường hợp này rất rõ ràng - bạn được quay phim bất cứ thứ gì bạn thích ở nơi công cộng.

Thông thường mọi người sẽ nhảy vào giúp đỡ, nhưng nhìn ở góc độ luật pháp, theo những gì trong luật ghi rõ, trừ khi bạn đi vào khu vực tư nhân, nếu không bất cứ việc gì xảy ra ở nơi công cộng bạn được quyền ghi hình.

Việc quay phim có khiến bạn gặp rắc rối?

Có một số tình huống liên quan đến hành vi của bạn tại hiện trường nơi xảy ra tai nạn có thể khiến bạn gặp rắc rối với luật pháp.

Nếu cản trở các nhân viên cứu hộ, bạn có thể bị bắt, hoặc nếu vượt qua ranh giới của cảnh sát để tiến gần hơn đến hiện trường.

“Cảnh sát, các nhân viên cứu hộ có thể thiết lập phạm vi hoạt động của họ, và họ có thể ngăn không cho người khác bước vào hoặc yêu cầu người đó rời đi,” ông Eburn cho biết.

“Nhưng nếu bạn ở bên ngoài phạm vi hoạt động của họ, bạn có thể quay phim.”

Nếu nhân viên cứu hộ yêu cầu bạn ngừng quay, nhưng bạn biết bạn không làm gì sai luật, bạn có quyền phản đối.

Một ví dụ cho trường hợp này là năm 2013.

Trong đoạn phim đó, có thể nghe rất rõ giọng của viên cảnh sát liên tục yêu cầu mọi người ngừng quay phim, mặc dù theo luật người dân có quyền ghi lại hình ảnh vụ bắt giữ.
emergency scene boundary
Source: Pixabay

Vấn đề đạo đức của việc quay phim trong trường hợp khẩn cấp

Theo nghiên cứu của Đại học Griffith, người ta thường không có thời gian để suy nghĩ về vấn đề đạo đức trong hành động của họ khi xảy ra chuyện khẩn cấp.

Tiến sỹ Hugh Breakey đề xuất bạn hãy tự hỏi mình 3 câu trước khi mở điện thoại bấm nút ghi hình:

  • Bạn có thể làm gì khác không?
  • Việc quay phim có phải là điều đúng đắn không?
  • Việc chia sẻ đoạn phim có phải hành vi đạo đức không?
Trong đó, câu hỏi đầu tiên là điều quan trọng nhất. Hãy tự hỏi mọi chuyện có thể chuyển hướng hoặc thay đổi gì nếu bạn làm gì khác thay vì quay phim.

Bấm số điện thoại khẩn cấp 000 khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra có thể là công việc dễ dàng ai cũng sẽ làm, nhưng nếu bạn không phải là người đầu tiên có mặt ở hiện trường, bạn rất có thể bị ảnh hưởng bởi ‘hiệu ứng khán giả’

Có nghĩa là, nếu có nhiều người có mặt ở hiện trường lúc đó, ai cũng có thể nghĩ chắc đã có người khác gọi giúp đỡ rồi.

Luật pháp và cả khía cạnh đạo đức đều có thể đồng tình việc ghi hình vụ tai nạn, đặc biệt nếu đoạn phim đó có thể hỗ trợ việc điều tra.

Nhưng nó cũng khiến bạn rơi vào tình huống khó xử.

Mạng xã hội không phải toàn người tốt, và quan điểm của người xem có thể thay đổi rất nhanh. Bạn sẽ không muốn mình trở thành kẻ xấu nếu hậu quả vụ tai nạn đó trở nên trầm trọng hơn chỉ bởi vì bạn bận quay phim mà không giúp đỡ.

Một ví dụ khác là đoạn phim ghi lại cảnh nhân viên hội đồng cứu một phụ nữ ra khỏi vùng lũ ở Brisbane. Sau khi đoạn phim được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội tháng trước, có ý kiến cho rằng, việc quay phim có thể ảnh hưởng đến những người trong đoạn phim đó.

Người nhân viên có thể thấy anh ta quá liều mạng và có thể chần chừ không cứu giúp người khác.

Và cuối cùng, về phía các nhà chức trách vẫn khuyên người dân nên ưu tiên cho việc gọi trợ giúp hơn là quay phim.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 20 December 2017 3:56pm
Updated 20 December 2017 4:00pm
By Hương Lan


Share this with family and friends