EU từ chối những người tiêm vắc-xin AstraZeneca sản xuất ở nước ngoài

Mới đây, những công dân Anh chủng ngừa bằng vắc-xin AstraZeneca sản xuất ở Ấn Độ đã gặp khó khăn khi nhập cảnh châu Âu. Không biết điều này có áp dụng cho cả Úc?

British tourists wait to check in for a flight to London at the airport in Palma de Mallorca on July 27, 2020.

Source: AFP

Những du khách người Anh đang hi vọng có một mùa hè ở châu Âu bỗng dưng vướng phải khó khăn khi vắc-xin mà họ tiêm là vắc-xin AstraZeneca được sản xuất ở Ấn Độ.

EU hiện đang áp dụng một chương trình hộ chiếu vắc-xin, còn được gọi là Chứng nhận COVID Điện tử EU (EUDCC), là một hộ chiếu được scan tại sân bay và biên giới giúp xác minh tình trạng chủng ngừa của người đó để quyết định có cho phép họ nhập cảnh hay không.

Tuy nhiên chỉ có những người tiêm vắc-xin được chứng nhận bởi Cơ quan Y khoa Âu châu (EMA) mới được phép sử dụng hộ chiếu EUDCC, và đó là một rắc rối đối với những người Anh đã được tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Hơn 70 triệu liều vắc-xin đã được triển khai ở Anh, nhưng trong đó có 5 triệu liều là AstraZeneca được sản xuất bởi Viện Serum Institute ở Ấn Độ, được biết với tên Covishield.

Covishield là loại vắc-xin có thành phần giống hệt với AstraZeneca và cũng có khả năng bảo vệ tương đương, nhưng chỉ khác là nó được sản xuất ở Ấn Độ.

Cơ quan Y khoa EMA vẫn chưa chứng nhận vắc-xin Covishield, và dù cho chính phủ Anh đã sử dụng các vắc-xin được sản xuất ở Ấn Độ, Anh và châu Âu dưới cùng một tên là AstraZeneca, nhưng trên ứng dụng chứng nhận vắc-xin NHS tại sân bay thì cái tên này không được EUDCC nhận diện.

Tin tức này đưa ra trong bối cảnh các quốc gia châu Âu được biết đang thực hiện các biện pháp nhắm vào Anh quốc vì lo sợ sự lây lan của biến chủng Delta. Các quốc gia như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức và Mala đã đồng loạt đưa các biện pháp xét nghiệm và cách ly đối với những khách đến từ Anh.

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 5 July 2021 5:09pm
Updated 5 July 2021 6:35pm
By Hương Lan

Share this with family and friends